1. Các sản phẩm thịt đã qua chế biến
Đây là loại thực phẩm chứa nhiều nitrit nhất, có tác dụng bảo vệ màu sắc và bảo quản chất lượng, các sản phẩm thịt khác nhau phải được bổ sung phụ gia thực phẩm này trong quá trình sản xuất. Chẳng hạn như giăm bông, xúc xích,...
2. Thức ăn thừa
Thực phẩm sau khi nấu sẽ dần sinh ra vi khuẩn, bỏ vào tủ lạnh sẽ khiến vi khuẩn phát triển từ từ và nitrit sẽ được tạo ra nhiều hơn. Do đó, hãy nhớ đừng ăn nhiều thức ăn thừa để qua đêm.
3. Dưa muối
Hầu hết các loại thực phẩm muối chua đều bỏ nhiều muối và muối dần dần được chuyển hóa thành nitrit, đặc biệt là 20 ngày sau khi làm, trong thời gian này hàm lượng nitrit trong thực phẩm sẽ ngày càng cao.
4. Salad, gỏi
Khi nhiệt độ tăng cao và thời tiết ấm dần lên, nhiều người thích ăn các món salad hoặc gỏi. Những món này nên làm và ăn liền. Càng để lâu hàm lượng nitrit trong đó sẽ tăng lên.
5. Một số loại rau lá xanh
Các loại cây khác nhau sử dụng nitơ trong tự nhiên để tổng hợp axit amin trong quá trình sinh trưởng, chất này sẽ tạo ra nitrat trong các loại rau lá xanh, đặc biệt là rau cải xanh có hàm lượng nitrat tương đối cao.
Mặc dù chất này không gây ung thư nhưng nếu để lâu, nitrat sẽ bị chuyển hóa thành nitrit bởi chính các enzym có trong vi khuẩn và rau quả. Nói chung, rau tươi có hàm lượng nitrit thấp, nhưng nếu bảo quản quá lâu, hàm lượng nitrit sẽ tăng dần.