1. Rửa, ướp thực phẩm với muối trước khi nấu
Thói quen thường thấy ở các chị em nội trợ, nhất là với thịt và cá. Nhiều người cho rằng, cách này muối sẽ giúp sát khuẩn, khử mùi hôi, tanh và làm sạch thực phẩm hơn.
Thế nhưng điều này lại vô tình khiến một lượng muối ngấm vào thực phẩm mà bạn không hề để ý tới. Đến khi chế biến, chúng ta tiếp tục nêm nếm muối cho vừa miệng. Chính hành động này khiến lượng muối bị nhân lên và kẻ chịu tội không ai khác là chính chúng ta.
2. Luộc rau thêm muối
Lại một thói quen quá quen thuộc nhằm giữ lại màu xanh tươi của rau. Tuy nhiên, đây là một sai lầm lớn của mọi người bởi người Việt vốn có thói quen chấm rau luộc với mắm chấm hoặc xì dầu.
Cho nên việc nêm muối vào rau luộc hay không chẳng thể khiến chúng ta bỏ qua việc chấm thêm gia vị khi ăn cơm. Điều này khiến cơ thể vô tình "nạp" vượt lượng muối cần thiết, tạo áp lực cho các cơ quan.
3. Thêm muối ngẫu hứng
Nhiều người chẳng biết đâu mới là thời điểm thích hợp để thêm muối. Việc cho ngẫu hứng hoặc thêm muối ngay từ đầu có thể vô tình làm thức ăn trở nên mặn hơn do quá trình bay hơi nước khi đun sôi.
Sự thật là tùy từng cách chế biến sẽ có cách thêm muối khác nhau, chẳng hạn với món canh, nên nấu một lúc mới thêm muối. Các món xào nên thêm muối vào dầu ngay từ đầu để giúp loại bỏ độc tố có trong muối...
4. Bảo quản muối không đúng cách
Muối cần được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh nơi có nhiều hơi ẩm. Nguyên nhân là do cấu trúc tự nhiên, các phân tử trong muối sẽ hút các phân tử nước.
Để tiện khi nấu nướng, mọi người nên để muối ở những vị trí nơi khô thoáng, gần với bếp nấu.
5. Không ăn đủ muối
Một điều mọi người cần lưu ý là không phải món nào cũng cần nêm lượng muối như nhau. Một số món đã có sẵn vị mặn như thịt xông khói thì cần nêm rất ít muối hoặc không. Ăn muối nhiều và thường xuyên có thể làm tăng huyết áp.
An Chi
Theo Vietnamnet