Khoai lang tím
Khoai lang tím rất giàu anthocyanin. Hàm lượng anthocyanin trong khoai lang tím là 60 mg/100 gram. Khoai lang tím cũng là một trong những nguyên liệu chính để chiết xuất anthocyanin. Khoai lang tím còn chứa hơn 10 nguyên tố khoáng chất như kali, phốt pho, sắt, axit amin, nhiều loại vitamin và chất xơ.
Khoai lang tím cũng là thực phẩm ít béo và ít calo nên ăn một ít khoai lang tím điều độ không chỉ có thể hấp thụ đủ anthocyanin mà còn giảm mỡ nội tạng, mỡ bụng.
Bắp cải tím
Bắp cải tím nằm trong danh sách thực phẩm giàu anthocyanin. Bắp cải tím rất giàu chất dinh dưỡng như protein chất lượng cao, chất xơ, khoáng chất, vitamin... Trong 100 gram bắp cải tím chứa 105,9 miligam anthocyanin, hỗ trợ quá trình giảm mỡ.
Mặc dù hàm lượng anthocyanin trong bắp cải tím rất cao nhưng vì anthocyanin là sắc tố thực vật hòa tan trong nước nên ăn sống bắp cải tím thì tỉ lệ bảo quản anthocyanin sẽ cao hơn. Nếu chần trước khi ăn thì anthocyanin sẽ bị mất đi một phần.
Việt quất
Quả việt quất rất giàu chất dinh dưỡng, chứa nhiều anthocyanin. Phần giàu anthocyanin là vỏ màu tím của quả. Hàm lượng anthocyanin trên 100 gram quả việt quất là 167 mg. Ngoài ra, quả việt quất chứa rất ít chất béo nhưng giàu chất dinh dưỡng, bao gồm cả vitamin C và chất xơ, hỗ trợ giảm mỡ bụng, mỡ nội tạng.
Không chỉ quả việt quất, nhiều loại quả mọng còn có màu sắc đẹp mắt là nhờ chất anthocyanin có trong quả. Quả mọng được biết đến là loại quả có hàm lượng anthocyanin cao nhất.
Dâu tằm
Hàm lượng anthocyanin trên 100 gram dâu tằm là 259,50 mg. Có thể thấy, dâu tằm cũng là loại thực phẩm có hàm lượng anthocyanin cao.
Dâu tằm có màu xanh khi mới mọc, khi dâu lớn lên, màu của chúng sẽ dần chuyển sang màu tím đen. Màu tím đen này đến từ anthocyanin có trong dâu tằm. Ngoài ra, dâu tằm còn chứa các axit amin thiết yếu và polysaccharides, giàu vitamin và khoáng chất, rất tốt cho người muốn giảm mỡ bụng, mỡ nội tạng.