Hàm lượng dinh dưỡng đa dạng
100 gram bún khô chứa khoảng 130 calo. Khẩu phần này cũng chứa 2,7 gram protein, 0,4 gram chất xơ, gần 28 gram carbohydrate và lượng đường không đáng kể.
Bún gạo thường được chế biến cùng với các nguyên liệu khác và phương pháp nấu sẽ ảnh hưởng đến hàm lượng calo, chất béo, protein, carbohydrate và natri của món ăn.
Ít chất béo
Là một loại carbohydrate (chất cung cấp năng lượng chính của cơ thể) ít chất béo tự nhiên, do đó, bún gạo có thể cung cấp cảm giác no cho bữa ăn. Tuy nhiên, phương pháp nấu ăn có thể làm tăng đáng kể hàm lượng chất béo.
Ví dụ, sử dụng bún gạo trong các món xào có thể làm tăng hàm lượng chất béo lên đáng kể. Để giữ lượng chất béo ở mức thấp, chúng ta nên dùng bún gạo trong súp hoặc ăn với rau tươi để giảm lượng chất béo bổ sung cần thiết.
Không chứa gluten
Là sản phẩm làm từ bột gạo trắng, bún gạo không chứa gluten (một nhóm protein có trong các loại ngũ cốc) nên chúng trở thành lựa chọn tuyệt vời nếu bạn mắc bệnh celiac - một căn bệnh dị ứng với gluten.
Nhạy cảm với gluten có thể dẫn đến đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy, táo bón, nhức đầu, mệt mỏi và khó tập trung. Thậm chí, cũng có thể dẫn đến giảm cân và hấp thu chất dinh dưỡng kém.
Giúp trao đổi chất
Trong số tất cả các khoáng chất có trong bún gạo, mangan có nhiều nhất. Mangan là chất rất cần thiết cho quá trình trao đổi chất, giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và giảm viêm trong cơ thể.
Một khoáng chất vi lượng quan trọng trong bún gạo là selennium. Selenium là khoáng chất hoạt động như một chất chống oxy hóa trong cơ thể để giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính, chẳng hạn như bệnh tim và ung thư.