
Làm tăng lượng đường trong máu
Bánh gạo chủ yếu được làm từ carbs (chất dinh dưỡng đa lượng) mà không có nhiều chất xơ. Nếu bạn không bổ sung protein hoặc chất béo để làm chậm quá trình tiêu hóa, chúng có thể khiến lượng đường trong máu nhanh chóng tăng lên.
Khi xem xét chỉ số đường huyết (GI) - một thước đo lượng đường trong máu tăng nhanh như thế nào khi phản ứng với thức ăn. Bánh gạo có chỉ số cao với số điểm 82 trên 100.
Gây ra táo bón
Mặc dù bánh gạo lứt nguyên hạt có chứa một số chất xơ, nhưng bánh gạo tinh chế làm từ gạo trắng lại thiếu chất xơ. Vì vậy, nếu chọn loại bánh này cho bữa ăn nhẹ, bạn vẫn nên bổ sung thêm chất xơ từ trái cây hay rau củ để ngăn ngừa tình trạng táo bón xảy ra.
Ngoài ra, nếu vẫn muốn có một bữa ăn nhẹ lành mạnh mà không cần phải ăn nhiều rau củ quả, bạn có thể thay thế bánh gạo bằng các loại ngũ cốc.
Gây tăng cân
Mặc dù bánh gạo thường được sử dụng như một loại thực phẩm ăn kiêng nhưng nó cũng có thể mang lại tác dụng ngược. Việc ăn quá nhiều bánh gạo có thể khiến lượng calo tăng lên.
Bánh gạo có thể cung cấp nguồn năng lượng nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu không bổ sung thêm protein hoặc chất béo lành mạnh, chúng sẽ gây ra cảm giác đói ngay sau đó.
Đồ ăn vặt có chỉ số GI cao như bánh gạo đã được chứng minh có thể tạo ra cảm giác đói quá mức và tăng cảm giác thèm ăn. Từ đó, nó khiến bạn ăn nhiều hơn và gây tăng cân.