3 sai lầm cần tránh khi ăn trứng vịt lộn kẻo hại gan, thận rước nhiều bệnh thêm nặng

26/12/2020 06:20

Tốt như vậy nhưng trứng vịt lộn không phải ai ăn cũng tốt và ăn vào bất cứ thời điểm nào cũng được. Thậm chí ăn sai cách, món ăn này còn phản tác dụng.

Nếu một lần ghé thăm mùa đông hà nội, hẳn du khách sẽ bị choáng ngợp với vô vàn món ăn ngon lành, ấm áp và tràn đầy dinh dưỡng. Trong đó, trứng vịt lộn là một trong những đặc sản được sử dụng nhiều nhất trong mùa lạnh. Ngay khi ăn miếng đầu tiên, vị bùi béo, ngọt ngào của trứng, ấm nóng của gừng thái sợi đã khiến không ít người mê mệt.

10.jpg

Thực tế không chỉ trong mùa đông mà ở bất cứ mùa nào trong năm, trứng vịt lộn cũng là món ăn vừa ngon vừa bổ dưỡng. Dưới góc nhìn của y học cổ truyền, loại thực phẩm này mang tính hàn, nó có tác dụng tu âm, dưỡng huyết, ích trí và có thể chữa được nhiều bệnh như suy nhược, yếu sinh lý, đau đầu chóng mặt... Tốt như vậy nhưng trứng vịt lộn không phải ai ăn cũng tốt và ăn vào bất cứ thời điểm nào cũng được. Thậm chí ăn sai cách, món ăn này còn phản tác dụng.

3 "đại kỵ" không nên phạm phải khi ăn trứng vịt lộn

1. Ăn trứng vịt lộn vào buổi tối

Thông thường, trứng vịt lộn hay được dùng vào bữa sáng, nhưng cũng có gia đình sử dụng món này vào bữa xế chiều, hoặc ăn trong bữa tối. Vậy ăn như thế nào mới đúng? Theo "Viện Dinh dưỡng Lâm sàng", thời điểm tốt nhất trong ngày để ăn trứng vịt lộn chính là vào buổi sáng. Tránh ăn vào bữa tối vì lúc này quá trình trao đổi chất của cơ thể diễn ra chậm hơn nên dễ gây đầy bụng, khó tiêu, đầy hơi, khó ngủ nhất là khi ăn nhiều.

photo-1574157430436-15741574304391359068667.jpeg

Thời điểm tốt nhất trong ngày để ăn trứng vịt lộn chính là vào buổi sáng.

2. Ăn quá nhiều trứng vịt lộn trong một tuần

Trứng vịt lộn dù thơm ngon, bổ dưỡng nhưng không nên ăn quá nhiều trong một tuần vì có thể làm tăng lượng cholesterol xấu trong máu, từ đó thúc đẩy bệnh tim mạch, huyết áp, đái thái đường...

Theo bác sĩ CKI Đông Y Bùi Văn Phao, lượng ăn phù hợp cho từng đối tượng là:

- Trẻ dưới 5 tuổi nên hạn chế ăn, ăn nhiều có thể gây hại cho hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện của trẻ.

- Trẻ từ 5 tuổi nên ăn nửa quả/lần. Mỗi tuần từ 1-2 lần là đủ. Ăn nhiều sẽ khiến lượng vitamin A dư thừa làm vàng da, bong tróc biểu bì, ảnh hưởng quá trình hình thành xương...

- Người lớn khỏe mạnh tốt nhất chỉ nên ăn 2 trứng vịt lộn mỗi tuần.

QUOTES TEXT GIỮA.jpg

3. Sử dụng quá nhiều rau răm khi ăn trứng

Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng, khi ăn trứng vịt lộn chúng ta nhất định phải sử dụng kèm rau răm và gừng để đem lại sự cân bằng cho cơ thể, tránh lạnh bụng và đầy hơi. Tuy nhiên, ăn quá nhiều rau răm khi ăn trứng sẽ sinh nóng rét, giảm khả năng tình dục ở nam giới.

Lượng gia vị phù hợp cho một lần ăn tối đa hai trứng là khoảng 5g gừng tươi thái chỉ, 5g rau răm tươi. Đặc biệt phụ nữ có thai không nên ăn nhiều rau răm và gừng.

Những người nên hạn chế ăn trứng vịt lộn

1. Người bệnh thận ăn trứng vịt lộn

Dù trứng lộn là món ăn bồi bổ cơ thể, xong những người mắc bệnh thận nên hạn chế ăn món này. Theo lương y Sáng, bệnh nhân mắc bệnh thận thường sẽ gặp vấn đề lớn trong quá trình trao đổi chất của cơ thể, lượng nước tiểu giảm khiến thận không thể lọc hết mọi độc tố ra khỏi cơ thể. Trong khi đó, việc ăn trứng vịt lộn sẽ làm cho lượng urê trong cơ thể tăng cao, có thể gây tổn thương thận, thậm chí nhiễm độc đường tiết niệu.

dscf2840-oglc.jpg

2. Người bệnh viêm gan, gan nhiễm mỡ, tim mạch

Theo PGS.TS. Trần Đình Toán (Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Lâm sàng), nhóm người mắc các bệnh lý trên không nên ăn nhiều trứng vịt lộn vì sẽ làm tăng gánh nặng cho gan, tăng nguy cơ vữa xơ động mạch gây tắc nghẽn động mạch, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

3. Người mắc bệnh gút

Trứng vịt lộn có chứa rất nhiều protein vì vậy càng ăn nhiều sẽ càng làm tăng lượng protein trong máu, điều này sẽ khiến tình trạng của người bệnh gút thêm trầm trọng.

damanfood_thumb.jpg

4. Người cao huyết áp ăn trứng

Theo lương y Bùi Đắc Sáng, những người đang mắc cao huyết áp thì tốt nhất không nên ăn trứng vịt lộn bởi khi ăn thực phẩm này, cơ thể sẽ thu nạp một lượng lớn chất đạm và cholesterol – 2 chất khiến tình trạng cao huyết áp trở nên nghiêm trọng hơn, khó điều trị hơn. Nếu muốn ăn, bạn cần hỏi ý kiến của bác sĩ.

Bài liên quan
  • 6 lợi ích khi ăn bánh mì nâu vào buổi sáng
    Bánh mì nâu chứa nhiều chất xơ và hàm lượng calo thấp, hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Do đó, việc ăn bánh mì nâu vào buổi sáng sẽ rất tốt cho sức khỏe.
  • 5 thức uống cơ bản giúp điều hòa nội tiết tố nữ
    Nội tiết tố nữ đặc biệt ảnh hưởng đến sức khỏe phụ nữ. Sự sụt giảm nồng độ hormone trong thời kỳ mãn kinh có tác động lớn đến tâm trạng, sức khỏe. Một số bệnh phụ khoa cũng liên quan đến sự mất cân bằng nội tiết tố. Sau đây là một số thức uống giúp điều hòa nội tiết tố nữ.
  • 5 loại trái cây cần tránh khi giảm cân
    Khi quan tâm đến việc giảm cân, chúng ta có xu hướng nghĩ đến trái cây như một loại thực phẩm ít calo và tốt cho sức khỏe, ăn nó vào bữa ăn nhẹ và thậm chí thay vì bữa tối. Tuy nhiên, điều này không đúng với mọi loại trái cây.
  • Nhịn ăn sáng để giảm cân dễ dẫn đến bệnh tiểu đường
    Bỏ bữa sáng có thể là yếu tố nguy cơ làm suy giảm chuyển hóa glucose, dẫn đến tiền tiểu đường. Do đó những người đang nhịn ăn sáng để giảm cân cần cân nhắc, tránh nguy cơ bệnh tiểu đường.
  • Axit uric cao có nên ăn măng, cải thảo, bí ngô không?
    Người có axit uric cao không nên ăn quá nhiều măng bởi có thể làm bệnh tiến triển nhanh, tăng nguy cơ mắc gout.
  • 4 lợi ích của chuối đỏ trong việc giảm mỡ nội tạng
    Chuối đỏ có sucrose và fructose, vì vậy, khi chín có vị ngọt như những quả chuối vàng thường thấy. Các chất chống oxy hóa chính có trong chuối đỏ là beta carotene và vitamin C, rất có lợi cho chúng ta. Nếu thường xuyên bổ sung chuối đỏ vào chế độ ăn uống có thể giúp ta giảm mỡ nội tạng.
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
3 sai lầm cần tránh khi ăn trứng vịt lộn kẻo hại gan, thận rước nhiều bệnh thêm nặng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO