Cải cúc
Cải cúc còn được gọi là cúc tần ô, loại rau này có hậu vị hơi đắng, mùi thơm, the mát. Với công dụng đa dạng, cải cúc được đánh giá là loại thực phẩm hỗ trợ giải cảm, điều trị ho ở trẻ em, tốt cho hệ tiêu hóa.
Để đảm bảo lượng vitamin, khoáng chất và chất xơ dồi dào, người chế biến cần lựa chọn rau cải cúc đảm bảo an toàn thực phẩm. Bên cạnh các phương pháp sơ chế cải cúc tươi, loại rau này có thể phơi khô trong mát để dùng dần.
Cải xoong
Với hương vị hơi hăng cùng độ giòn nhất định, rau cải xoong không còn là thực phẩm xa lạ với nhiều người Việt Nam. Loại rau này chứa hàm lượng chất dinh dưỡng phong phú như vitamin A, vitamin C, sắt, kali, magie…
Lượng vitamin C trong cải xoong hỗ trợ làm đẹp làn da từ bên trong, vitamin A trong rau có lợi với quá trình cải thiện thị lực. Cải xoong chứa ít calo nhưng lại có lượng chất xơ cao nên loại rau này thường được dùng để hỗ trợ quá trình giảm cân. Rau cải xoong được coi là thực vật thủy sinh hoặc bán thủy sinh, nên cần đặc biệt chú ý rửa sạch rau này để tránh các bệnh về giun, sán.
Cải bó xôi
Cải bó xôi hay còn được biết tới cái tên là rau chân vịt, rau bina. Cải bó xôi được các chuyên gia nhận định là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, trong đó có các yếu tố khoáng chất như vitamin K, vitamin A, vitamin E, sắt…
Công dụng của loại rau này tương đối phong phú, phải kể tới là khả năng hỗ trợ xương khớp chắc khỏe nhờ hàm lượng vitamin K và canxi trong rau. Rau bina được các chị em phụ nữ ưa chuộng vì lượng calo thấp và ít đường, có thể chế biến thành nhiều món ngon giảm cân. Tuy nhiên khi sơ chế, vận chuyển rau cần nhẹ tay vì thân và lá giòn, dễ bị dập. Những người mắc các bệnh về thận, bệnh gout nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.