Gạo Basmati (gạo Ấn Độ)
Loại gạo này có chứa nhiều tinh bột kháng tiêu hóa (resistant starch) cùng các khoáng chất như đồng, magne giúp điều chỉnh hàm lượng insulin trong cơ thể, giúp người bệnh kiểm soát đường huyết tốt hơn, phòng ngừa nguy cơ biến chứng do đái tháo đường type 2.
Gạo lứt (gạo nâu)
Loại gạo này chứa nhiều chất xơ, các vitamin và khoáng chất, bao gồm cả magne. Không giống như gạo trắng, gạo lứt không bị loại bỏ lớp cám.
Do đó, cơ thể sẽ cần nhiều thời gian hơn để tiêu hóa gạo lứt. Điều này biến chúng thành loại gạo tốt cho người bệnh đái tháo đường.
Gạo huyết rồng, gạo nếp cẩm
Các loại gạo này có màu sắc đặc biệt bởi chúng có chứa nhiều anthocyanin (chất chống oxy hóa mạnh mẽ có nhiều trong các loại quả mọng).
Anthocyanin có khả năng chống oxy hóa, chống viêm mạnh mẽ, giúp bảo vệ người bệnh đái tháo đường khỏi các tổn thương do gốc tự do gây ra. Điều này cũng có thể giúp hạn chế các biến chứng nguy hiểm trên tim, mạch máu, thần kinh…
Để tránh làm tăng chỉ số đường huyết của gạo, chúng ta nên chú ý thêm nước ở lượng vừa phải, không nấu cơm quá chín. Điều này sẽ giúp giữ được lượng vitamin và các dưỡng chất tối ưu khác trong gạo.
Trong bữa ăn, chúng ta cũng không nên ăn quá nhiều cơm. Thay vào đó, hãy ăn nhiều rau củ, trái cây, các thực phẩm giàu protein… để tránh làm đường huyết tăng cao sau ăn.