Chế độ ăn kiêng low-carb (chế độ ăn hạn chế carbohydrate )
Một nghiên cứu tại Mỹ đã so sánh tác động của chế độ ăn ít carbohydrate và chế độ ăn có chỉ số đường huyết thấp trong việc kiểm soát lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Kết quả cho thấy, chế độ ăn ít carbohydrate có thể giúp hạ nhanh đường huyết trong thời gian ngắn. Chế độ ăn này làm giảm lượng carbohydrate trong khẩu phần ăn hằng ngày và tăng tỉ lệ protein, chất béo, chất xơ trong chế độ ăn, giúp cải thiện insulin.
Tuy nhiên, việc sử dụng lâu dài chế độ ăn ít carbohydrate có thể có những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe tim mạch, do đó chúng ta chỉ nên áp dụng trong thời gian ngắn. Đồng thời cần theo dõi lượng lipid trong máu và sức khỏe tim mạch khi áp dụng chế độ ăn này.
Nhịn ăn gián đoạn
Nhịn ăn gián đoạn là để kéo dài thời gian nhịn ăn và chỉ ăn trong một khoảng thời gian nhất định. Hiện nay, chế độ nhịn ăn gián đoạn phổ biến hơn như nhịn ăn 16:8, nhịn ăn 5:2.
Nghiên cứu cho thấy việc nhịn ăn gián đoạn kết hợp với tập thể dục có thể cải thiện độ nhạy insulin và giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Cách ăn uống này giúp kiểm soát cân nặng bằng cách giảm thời gian ăn, yếu tố giúp ổn định lượng đường trong máu.
Chế độ ăn nhiều chất xơ
Một nghiên cứu năm 2008 được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ đã kiểm tra tác động của chế độ ăn có chỉ số đường huyết thấp và chế độ ăn nhiều chất xơ đối với bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Kết quả nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, chế độ ăn nhiều chất xơ có thể giúp ổn định lượng đường trong máu và giảm tình trạng kháng insulin.Chế độ ăn nhiều chất xơ là ăn nhiều rau, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu để mang lại cảm giác no và hỗ trợ kiểm soát cân nặng. Chế độ ăn này có lợi cho cả việc kiểm soát lượng đường trong máu và quản lý cân nặng.