Cải thiện độ nhạy insulin
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí chăm sóc bệnh đái tháo đường (tiểu đường) của Mỹ cho thấy, giấm có thể cải thiện độ nhạy insulin trong bữa ăn giàu carbohydrate ở những người bị kháng insulin hoặc tiểu đường loại 2. Từ đó, làm giảm đáng kể lượng đường trong máu sau bữa ăn.
Đồng thời, các nhà nghiên cứu cho biết, tiêu thụ một lượng nhỏ giấm táo trước khi đi ngủ có thể làm giảm lượng đường trong máu lúc đói vào buổi sáng.
Giảm cân
Một nghiên cứu của các nhà nghiên cứu ở Mỹ đã theo dõi 39 người trong 12 tuần cho thấy, tiêu thụ giấm táo 2 lần mỗi ngày đã giúp những người thực hiện chế độ ăn ít calo giảm thêm cân.
Một nghiên cứu từ năm 2018 cho thấy, giấm táo giúp giảm cân ở những con chuột ăn chế độ ăn nhiều chất béo bằng cách khiến chúng no nhanh hơn, dẫn đến giảm cân.
Tuy nhiên, những người dùng thuốc ảnh hưởng đến nồng độ kali hoặc thuốc lợi tiểu nên tránh giấm táo vì nó có thể tương tác với các loại thuốc đang dùng. Ngoài ra, những người có hệ tiêu hoá kém, cao huyết áp cũng nên hạn chế dùng giấm táo.
Những người đã phẫu thuật cũng nên tránh giấm táo do tính chất axit của nó có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng ở những người bị viêm loét dạ dày hoặc trào ngược axit.