Dòng họ nhà bà Hoa có truyền thống sẽ cho con dâu một khoản tiền sau sinh, coi như thưởng hay ghi nhận công lao vì đã sinh con cháu cho gia đình. Tùy từng nhà mà số tiền này có thể rất lớn hoặc mang tính chất tượng trưng. Tuy nhiên thường sẽ mang ý nghĩa của một con số may mắn, chẳng hạn như 6 (lộc) hay 8 (phát) và tránh các số xui rủi như 4, 7.
Cách đây không lâu, cả hai cô con dâu của bà Hoa đều sinh con. Bà Hoa có 2 cậu con trai. Cậu con lớn lấy vợ được 2 năm, cậu con trai thì mới kết hôn. Con dâu lớn là sinh con thứ 2 còn dâu 2 là con đầu lòng. Thời gian mang thai không chênh mấy nên lúc hạ sinh cũng gần ngày nhau. Lần này gia đình 1 lúc có thêm 2 bé gái, bà Hoa cực kỳ phấn khởi nhưng cũng có chút sầu muộn.
Bởi sức khỏe hiện không tốt lắm nên bà sẽ không thể trông 2 đứa cháu này. Đây là điều khiến bà đau đầu nhất. Bà nhiều lần than thở với hàng xóm rằng thấy có lỗi vì không thể giúp con cháu. Do đó, để bù lại, bà muốn cho 2 nàng dâu một số tiền thưởng coi như “bồi thường”.
Khi 2 đứa trẻ đầy tháng, bà chuẩn bị 2 phong bì, mỗi phong bì 800 đô-la.
Lúc bà Hoa đưa phong bì tiền mừng cho dâu lớn, cô liền từ chối, nói: “Con không thể nhận số tiền này được. Số tiền này không nhỏ, mẹ có thể dùng để dưỡng già. Con biết mẹ đối xử với con như con gái, con cũng sẽ đối xử với mẹ như mẹ ruột. Mẹ đừng lo, con sẽ chăm mẹ khi mẹ về già, còn số tiền này con không nhận đâu”.
Bà Hoa và dâu cả sống với nhau nhiều năm nhưng quan hệ mẹ chồng - nàng dâu luôn rất tốt. Có thể nói bà cố gắng đối xử với con dâu như con gái mình, bởi bà hiểu con gái lấy chồng xa vất vả thế nào. Mà nàng dâu này đối với bà cũng rất tốt. Vì vậy, bà sẵn sàng cho con dâu 800 đô-la nhưng mặc bà nói thế nào, dâu lớn cũng chỉ bất đắc dĩ mở phong bì, lấy 60 đô rồi trả lại phần còn lại cho bà, nói: “Mẹ, con nhận thế này là đủ rồi”.
Sau đó, bà Hoa đưa cho dâu nhỏ phong bì còn lại. Nàng dâu này biết đứa con đầu lòng của dâu lớn là do bà trông mà bây giờ minh sinh con, mẹ chồng lại không giúp. Trong lòng cảm thấy không công bằng nên cô không do dự mà nhận ngay phong bì bà Hoa đưa cho. Nhưng khi mở phong bì, lại thấy bên trong có 740 đô. Điều này khiến cô phát điên. Con số thực sự không may mắn chút nào.
(Ảnh minh họa)
Bà Hoa thì rất bối rối, rõ ràng bà đã chuẩn bị phong bì 800 đô, sao giờ lại chỉ còn 740? Sau khi nghĩ lại thì bà nhận ra mình đã đưa nhầm phong bì của con dâu lớn cho dâu nhỏ. Bà vội vàng giải thích tình huống cho dâu nhỏ nhưng cô này không tin.
Bà Hoa trở về nhà một mình trong sự thất vọng. Bà biết ngay cả khi bà cho số tiền lớn hơn, nàng dâu nhỏ cũng sẽ không thấy biết ơn. Cũng qua lần này, bà biết được nàng dâu nào là thực sự hiếu thuận với mình.
Sau đó, bà Hoa chuyển đến sống với con dâu lớn. Bà dùng số tiền tiết kiệm cho dâu lớn sửa nhà và sống hạnh phúc với vợ chồng con trai lớn. Dâu nhỏ thì sau khi biết chuyện, thái độ là không bao giờ quan tâm đến mẹ chồng nữa.
Mẹ chồng - nàng dâu là một mối quan hệ không dễ dung hòa, nên để sống vui vẻ và an ổn bên nhau, cần những người trong cuộc có cái nhìn độ lượng, biết đặt mình vào vị trí của đối phương mà xử sự. Thực tế cho thấy nếu quan hệ mẹ chồng - nàng dâu tốt đẹp thì cuộc hôn nhân của nàng dâu cũng sẽ được hiền hòa, yên bình.
Trong tình huống của bà Hoa, việc bà không thể giúp các con dâu trông cháu được là tình thế bất khả kháng chứ không phải bà phân biệt đối xử. Nhưng dâu nhỏ lại suy nghĩ thiển cận, vội vàng đánh giá tình cảm của mẹ chồng dành cho mình, khiến quan hệ trở nên căng thẳng. Cuối cùng, bà Hoa đã chọn sống với nàng dâu bà cho là hiếu thuận với mình hơn và dốc sức để giúp đỡ nàng dâu này.
Thiết nghĩ mẹ chồng là người sinh ra chồng mình, đối xử tốt với mẹ chồng cũng là thể hiện tình yêu của mình với chồng. Sẽ chẳng có người chồng nào không thêm yêu và trân trọng vợ nếu người vợ đối xử tốt với mẹ của anh ấy. Hôn nhân như vậy càng thêm bền vững.
Theo V.A - Vietnamnet