Takoyaki
Takoyaki có nghĩa là 'bạch tuộc chiên', một cái tên thích hợp cho các viên bột chiên với nhân bạch tuộc, hành, gừng. Những viên takoyaki giòn thường được phủ thêm hành lá, cùng với cá bào, sốt mayonnaise và nước sốt đặc biệt.
Takoyaki ban đầu được bán tại Osaka nơi ở của một người bán thức ăn đường phố có tên Endo Tomekichi thường làm món bánh nướng bọc nhân thịt bò chấm nước tương, nhưng sau khi ăn thử món akashiyaki và bị ấn tượng mạnh vào năm 1935 thì ông đã chuyển sang làm nhân bạch tuộc và gọi nó là takoyaki.
Ngày nay, đến Nhật Bản bạn có thể thấy món ăn đường phố này có khắp mọi nơi
Kare Pan
Đây là loại bánh mì cà ri, được chiên trong nồi ngập dầu để tạo ra độ giòn rụm của vỏ bánh, vị mềm của nhân. Kare được yêu thích ở xứ sở mặt trời mọc đến mức Nhật Bản tạo hẳn ra một nhân vật siêu anh hùng mang tên loại bánh này, Karepanman.
Bánh crepe
Mặc dù bánh crepe không có nguồn gốc từ Nhật Bản, nhưng chúng là một món ăn đường phố cực kỳ phổ biến, thường được cuộn thành hình nón để chúng dễ dàng thưởng thức khi di chuyển.
Bánh crepes của Nhật Bản thường chứa các nguyên liệu tươi như trái cây ngọt hoặc nhân mặn, và chúng thường giòn hơn một chút so với các loại bánh tương đương của Pháp. Nhiều món được làm từ các nguyên liệu đặc trưng của Nhật Bản, chẳng hạn như đậu đỏ và kem đánh, hoặc gà sốt teriyaki.
Gyoza
Gyoza có nguồn gốc ở Trung Quốc hay còn được biết đến với cái tên “sủi cảo chiên”. Những chiếc sủi cảo chiên giòn này thường có nhân là hỗn hợp thịt xay, hành lá, hẹ tây, bắp cải, gừng tỏi, nước tương và dầu mè.
Bánh thường được ăn cùng với nước chấm đặc biệt làm từ nước tương và giấm. Bạn sẽ thấy chúng được phục vụ trong các cửa hàng izakaya và ramen, nhưng chúng cũng xuất hiện thường xuyên tại các lễ hội và chợ đường phố.
Korokke
Tương tự như bánh crêpes, korokke là một món Nhật có nguồn gốc từ châu Âu. Korokke được làm bằng cách trộn thịt nấu chín hoặc hải sản, rau với khoai tây nghiền hoặc nước sốt trắng, hoặc cả hai, lăn nó trong bột mì, trứng, bột chiên xù, sau đó rán ngập dầu cho đến khi chuyển sang màu nâu ở bề mặt ngoài.
Chúng thường được gọi là "tên thành phần" + Korokke. Ví dụ, những người sử dụng thịt bò sẽ được gọi là thịt bò (gyu) korokke, những người sử dụng tôm, ebi korokke, vv. Những người sử dụng nước sốt trắng cũng có thể được gọi là kem Korokke.
Shioyaki
Nhìn qua có thể trông giống như món cá xiên que đơn giản, nhưng Shioyaki không đơn giản như vậy. Cá đã được ‘nướng muối’, một kỹ thuật đặc biệt của Nhật Bản để ướp cá qua đêm, thường là cá thu ướp muối đậm, và sau đó nướng trên lửa vào sáng hôm sau.
Tuy nhiên cần chú ý là món Shioyaki này siêu mặn. Nhưng cũng giống như món da heo chiên muối, nó là món ăn hoàn hảo khi uống kèm một cốc bia lạnh.
Trong khi saba shioyaki thường được nướng tại các quầy hàng trên đường phố lễ hội, một món ăn tương tự được gọi là tai no shioyaki (cá tráp biển nướng muối) được xem là một phần của các bữa tiệc năm mới truyền thống.
Dango
Dango là một món bánh truyền thống của người Nhật, nó là một loại bánh trôi được làm từ bột gạo (Mochiko). Dango có hình dạng khá giống với Mochi và thường được dùng chung với trà.
Bánh Dango có nhiều hình dạng, tùy vào văn hóa phong tục của từng khu vực, có nơi làm bánh hình tròn, có chỗ nặn hình chữ nhật, hình dẹt… nhưng phổ biến nhất là bánh hình tròn. Dango là món ăn chơi, rất bình dị và được dùng quanh năm, nhưng tùy theo từng mùa sẽ có những loại Dango khác nhau.
Mitarashi dango là một trong những phiên bản thịnh hành nhất của món ăn này. Những xiên Dango được nướng trên than củi và ăn kèm nước tương ngọt phủ lên. Món ăn này đặc trưng bởi lớp nước láng bóng loáng và hương cháy thơm. Mitarashi dango bắt nguồn từ Phòng trà Kamo Mitarashi tại vùng Shimogamo ở quận Sakyo của Kyoto, Nhật Bản. Du khách ngày nay có thể bắt gặp các hàng dango ở khắp mọi nơi, tập trung nhiều nhất vẫn là ở các đền thờ thần đạo
Yaki Imo
Yaki Imo là tên gọi của món khoai lang được nướng chín trên củi, món ăn có lẽ quá quen thuộc với người Việt nhưng cũng rất thú vị khi thưởng thức theo phong cách Nhật Bản.
Những chiếc xe tải nhỏ bán Yaki Imo xuất hiện nhiều trên đường phố Nhật Bản. Đặc điểm của nó là trên xe có rất nhiều củi và khoai, loa phóng thanh thì liên tục lặp đi lặp lại "yakiimo... yaki imo... yaki imo". Một số người thì thấy âm thanh này thật hấp dẫn và khiến họ phải mua ngay món ăn này. Một số lại thấy chúng thật mất trật tự và phiền phức.
Dù như vậy, Yaki Imo vẫn là món ăn đường phố rất nổi tiếng ở đất nước Mặt Trời mọc. Đặc biệt, món ăn này xuất hiện từ trước kia rất lâu nên được coi như một nét ẩm thực truyền thống của người Nhật.
Okonomiyaki
Okonomiyaki một loại bánh xèo áp chảo gồm nhiều loại nguyên liệu. Tên của bánh được ghép từ okonomi nghĩa là "thứ bạn thích/muốn", và yaki nghĩa là nấu nướng. (ví dụ như "yaki" trong tên các món yakitori- gà nướng và yakisoba- mì nấu).
Okonomiyaki được xem là món ăn đặc trưng của vùng Kansai hoặc Hiroshima, nhưng món này có mặt khắp nơi trên đất Nhật. Nguyên liệu làm đế bánh và làm nhân thay đổi tùy từng vùng.
Yakitori
Yakitori được làm từ thịt gà, xiên với nhau trên que và được nướng bằng than hồng. Mỗi xiên thịt gà được tẩm ướt với muối và nước sốt đặc trưng được gọi là “tare”- một loại nước tương ngọt. Bất cứ phần nào của con gà đều có thể sử dụng để chế biến món ăn này, có thể là thịt đùi, da gà cho đến cả gan và mề gà.
Taiyaki
Đây là một loại bánh nướng truyền thống hình cá tráp biển của Nhật Bản. Nhân của bánh này thường là đậu Azuki, đôi khi có thể là kem trứng custard, sô-cô-la hay phô mai, matcha,... Một số cửa hàng còn bán taiyaki nhân okonomiyaki, gyoza hoặc xúc xích hoặc taiyaki với kem lạnh.
Taiyaki thường được làm từ bột mì. Bột này được đổ vào hai mặt khuôn có hình con cá tráp. Sau đó, hai mặt khuôn được gắn lại, để lên khay và cho vào lò nướng. Cho đến khi cả hai mặt đã chuyển màu nâu vàng là dùng được.
Taiyaki được nướng lần đầu tại một cửa hàng đồ ngọt tên là Naniwaya ở Azabu, Tokyo vào năm 1909, và ngày nay ta có thể mua chúng ở bất cứ đâu trên nước Nhật, đặc biệt là tại khu thực phẩm nấu chín của siêu thị và trong các ngày lễ truyền thống.
Loại bánh này tương tự như imagawayaki - một loại bánh nướng hình tròn cũng có nhân là đậu Azuki hay kem trứng.
Senbei
Senbei là một loại bánh gạo của Nhật Bản. Nó là loại bánh khô, được chế biến từ bột gạo hoặc bột mì, rồi được đem nướng chín trong lò hoặc trên bếp than củi. Có nhiều hình dạng, kích thước, và hương vị, thơm ngon nhưng thông thường mang hương vị ngọt ngào của gạo.
Senbei thường ăn kèm với trà xanh như một món ăn giản dị cho các quan khách đến nhà xem như một cách giải khát lịch sự. Senbei là tên gọi chung của những chiếc bánh khô truyền thống của Nhật Bản.
Ở Tokyo, senbei khá đặc và giòn do loại gạo được sử dụng; trong khi ở Kyoto, senbei được làm từ gạo mochigome làm cho chúng có kết cấu nhẹ hơn. Hầu hết các loại senbei đều là món mặn, được nêm với nước tương hoặc muối, nhưng cũng có thể tìm thấy các loại ngọt.
Yakisoba
Hay còn được biết đến với cái tên mì xào nhật bản. Món ăn này lần đầu xuất hiện tại những tiệm ăn Nhật Bản khoảng đầu thế kỷ 20. Mặc dù soba có nghĩa là kiều mạch, mì yakisoba được làm từ bột mì tương tự như 'ramen. Nó có mùi vị đặc trưng với nước sốt ngọt đặc quánh giống như dầu hào.
Nhiều địa phương ở Nhật Bản có cách làm mì yakisoba riêng và biến nó thành gần như là một món ăn đặc trưng của địa phương mình