11 loại hương liệu đặc trưng của các món ăn ‘hương vị Thái’

24/05/2023 15:19

Trong ẩm thực Thái Lan, các loại hương liệu tươi tự nhiên thường được sử dụng để gia tăng hương vị. Và những nguyên liệu phổ biến được dùng cho các món ăn Thái có đủ cả 5 vị chua, cay, ngọt, mặn và đắng. Bạn muốn nấu món ăn Thái ở nhà? Chuẩn bị đủ 11 nguyên liệu dưới đây, là bạn có thể nấu các món ăn “hương vị Thái” một cách dễ dàng.

Chợ nổi ở Thái Lan, trên thuyền chở đầy các loại đặc sản địa phương. (Ảnh: Shutterstock)
Chợ nổi ở Thái Lan, trên thuyền chở đầy các loại đặc sản địa phương. (Ảnh: Shutterstock)

Riềng (Galangal)

Ẩm thực Thái Lan sử dụng riềng rất phổ biến, riềng được dùng để tăng hương vị trong rất nhiều món ăn như sốt cà ri, súp Tom yum…, đồng thời dùng để khử mùi tanh của thịt gia cầm và hải sản. Vỏ riềng hơi đỏ, cùi riềng trắng hơn gừng tươi, có vị cay nồng pha chút ngọt. Nếu không mua được riềng tươi, bạn có thể mua loại đông lạnh hoặc dạng bột khô đóng gói, còn gừng thì không thích hợp để thay thế. Riềng lại được chia thành riềng lớn (chủ yếu dùng làm thuốc) và riềng nhỏ dùng làm gia vị, hai loại riềng này có mùi vị khác nhau.

Nước mắm (Fish Sauce)

Bảo bối của ẩm thực Thái Lan là nước mắm. Cách dùng cũng tương tự như xì dầu, thường dùng trong các món xào, xốt kiểu Thái để tăng vị mặn và vị umami. Nước mắm là một chất lỏng màu nâu nhạt được lên men từ hải sản với muối. Các loại nước mắm với thương hiệu khác nhau sẽ có hương vị khác nhau, một số thương hiệu có ghi rõ trên bao bì là nguyên chất hoặc nồng độ bao nhiêu, vì vậy khi mua cần chú ý.

id13958963-shutterstock_765535375.jpg
Sả là loại hương liệu không thể thiếu trong ẩm thực Thái Lan. (Ảnh: Shutterstock)

Sả (Lemongrass)

Sả là một loại hương liệu không thể thiếu trong ẩm thực Thái Lan. Với hương thơm mát dễ chịu, sả thường được sử dụng cùng riềng và ớt trong các món ăn Thái, chẳng hạn như súp Tom yum, cá nướng v.v. Trước khi dùng sả cần loại bỏ lớp vỏ sần sùi bên ngoài và phần héo úa ở hai đầu, phần thân mềm còn lại cắt khúc hoặc thái lát mỏng tùy theo yêu cầu của món ăn.

Muốn gia tăng hương vị cho các món ăn, có thể đem sả nghiền bằng máy xay hoặc cối để dễ dàng sử dụng. Mặc dù cả cây sả đều có thể cho vào món ăn, nhưng phần gần gốc là thơm nhất. Ngoài công dụng nấu ăn, sả còn được dùng để nấu trà.

Chanh Thái cũng là nguyên liệu điều vị quan trọng trong ẩm thực Thái Lan. (Ảnh: Shutterstock)
Chanh Thái cũng là nguyên liệu điều vị quan trọng trong ẩm thực Thái Lan. (Ảnh: Shutterstock)

Chanh Thái (Makrut Lime)

Chanh, sả và riềng đều là những nguyên liệu gia vị quan trọng trong ẩm thực Thái Lan. Chanh Thái khác với các loại chanh thông thường ở chỗ trái nhỏ hơn, lớp vỏ sần sùi như tổ ong, và có ít nước hơn. Vỏ, nước ép và lá của nó đều được sử dụng trong các món ăn, món cà ri nổi tiếng của Thái Lan chính là dùng nó để tăng hương vị.

Ớt mắt chim có màu xanh và khi đã chín đỏ. (Ảnh: Shutterstock)
Ớt mắt chim có màu xanh và khi đã chín đỏ. (Ảnh: Shutterstock)

Ớt mắt chim (Bird’s Eye Chile)

Ớt là cội nguồn tạo nên sức hấp dẫn của ẩm thực Thái Lan, người dân địa phương rất giỏi dùng các loại ớt với độ cay khác nhau để điều hòa các cấp độ hương vị. Trong số đó, ớt hiểm đỏ Thái Lan (Prik Ki Noo Dang) và ớt mắt chim là hai loại cay nhất, được sử dụng trong các món ăn có độ cay cao. Ớt hiểm đỏ có thể ăn sống với nước mắm hoặc làm ớt khô. Ớt mắt chim dù còn xanh hay chín đỏ, đều có thể sử dụng trong nấu ăn. Nó thường được làm thành nước sốt cay hoặc phơi khô để xay bột ớt.

Húng quế tây nở hoa màu tím, thân màu tím, có mùi thơm nồng, thường được dùng trong các món ăn của Thái Lan để tăng hương vị. (Ảnh: Shutterstock)
Húng quế tây nở hoa màu tím, thân màu tím, có mùi thơm nồng, thường được dùng trong các món ăn của Thái Lan để tăng hương vị. (Ảnh: Shutterstock)

Húng quế (Basil)

Một bí quyết khác để tăng hương vị trong ẩm thực Thái Lan, đó là cho húng quế vào món ăn. Húng quế chanh (lemon basil), húng quế thánh (holy basil) và húng quế tây (sweet basil) là ba loại húng thường được sử dụng trong ẩm thực Thái Lan. Húng quế chanh có hương vị tương đối nhẹ, được dùng nhiều trong súp hoặc salad. Húng quế thánh có độ cay mạnh hơn một chút, dùng để xào thịt là hợp nhất. Húng quế tây có thân màu tím đẹp mắt, lá thì có cả màu xanh và tím, loại húng này thường được dùng trong món súp và cà ri.

Đường thốt nốt là nguồn gốc của vị ngọt trong ẩm thực Thái Lan. (Ảnh: Shutterstock)
Đường thốt nốt là nguồn gốc của vị ngọt trong ẩm thực Thái Lan. (Ảnh: Shutterstock)

Đường thốt nốt (Palm Sugar)

Đường thốt nốt có vị ngọt caramel tương tự như đường nâu, nhưng không ngọt bằng. Nó là nguồn gốc của vị ngọt trong ẩm thực Thái Lan, được sử dụng trong món salad, nước sốt cà ri và món điểm tâm ngọt.

Nước cốt dừa (Coconut Milk)

Nước cốt dừa ép từ ruột dừa rất béo, có kết cấu dạng kem. Nó có mùi dừa thoang thoảng và vị hơi ngọt, chủ yếu được dùng trong món cà ri, cơm dừa, súp và món điểm tâm ngọt.

Dầu hào (Oyster Sauce)

Rất nhiều món ăn Á Châu đều sử dụng dầu hào để tăng hương vị, và đồ ăn Thái cũng không thể thiếu hương vị này. Nó được sử dụng trong các món xào, xốt… để tăng thêm hương vị thơm ngon cho các món ăn.

Me được dùng trong các món súp, nước sốt, xốt để giúp vị chua của món ăn thêm đậm đà. (Ảnh: Shutterstock)
Me được dùng trong các món súp, nước sốt, xốt để giúp vị chua của món ăn thêm đậm đà. (Ảnh: Shutterstock)

Me (Tamarind)

Vị chua của me không gắt như của chanh, trong vị chua còn có một chút ngọt nhẹ. Me được dùng trong các món súp, nước sốt, để thêm vị chua đậm đà cho món ăn.

Hẹ Thái (Shallots)

Mùi hương của hẹ Thái mạnh hơn so với các loại hẹ khác, khi thêm vào món ăn có thể làm tăng độ tươi, tăng hương vị và loại bỏ mùi tanh. Là một loại gia vị phổ biến trong ẩm thực Thái Lan, nó có rất nhiều cách sử dụng, có thể thái lát tươi để ăn kèm với salad, cho vào nước sốt hoặc chiên giòn để thưởng thức cùng các món ăn khác.

Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
11 loại hương liệu đặc trưng của các món ăn ‘hương vị Thái’
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO