10 tiêu điểm quốc tế năm 2021

30/12/2021 14:44

Giới thiệu 10 tiêu điểm quốc tế năm 2021 do Ban Biên tập Báo Thế giới & Việt Nam bình chọn.

Đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp ở nhiều khu vực.
Sự xuất hiện của các biến thể mới SARS-CoV-2 như Delta và Omicron khiến cuộc chiến chống dịch Covid-19 của thế giới khó khăn hơn. (Nguồn: AFP)

Đại dịch Covid-19 chưa có dấu hiệu sẽ sớm chuyển thành cúm mùa. Các nước chuyển sang trạng thái “thích ứng an toàn” với đại dịch, tuy nhiên biến thể mới của SARS-CoV-2 như Delta,Omicron... đang diễn biến phức tạp ở nhiều khu vực, cho dù nhiều loại vaccine Covid-19 đã được phát triển và tiêm cho hàng tỷ người trên thế giới.

Sự lây lan của biến thể Delta/Omicron và tình trạng khan hiếm vaccine đã gây nên bất bình đẳng về vaccine giữa các nước phát triển và đang phát triển, khiến đại dịch này khó bị dập tắt hơn và đặt thế giới đứng trước nguy cơ phải đối phó với biến thể mới của SARS-CoV-2 trong tương lai.

Ông Joe Biden chính thức thay thế ông Donald Trump làm Tổng thống Mỹ
Ông Joe Biden trong lễ nhậm chức trở thành Tổng thống Mỹ ngày 20/1. (Nguồn: AFP/Getty Images)

Nhiều nước lớn như Mỹ, Nhật Bản và Đức có thay đổi lãnh đạo ở cấp cao nhất. Sau cuộc bầu cử đầy căng thẳng tháng Giêng và cuộc bạo loạn đồi Capital chưa từng có trong lịch sử, ông Joe Biden chính thức thay thế ông Donald Trump làm Tổng thống Mỹ.

Tại Đức, sau 16 năm cầm quyền liên tục của hai đảng CDU/CSU, ông Olaf Scholz kế nhiệm bà Angela Merkel, thành lập liên minh SPD/FDP/Xanh.

Ở Nhật, ông Kishida Fumio trở thành Thủ tướng Nhật Bản thứ hai trong hơn một năm.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cùng Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Hội nghị Trung ương 6 khóa XIX Đảng Cộng sản Trung Quốc. (Nguồn: Tân hoa xã/Getty Images)
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cùng Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Hội nghị Trung ương 6 khóa XIX Đảng Cộng sản Trung Quốc. (Nguồn: Tân hoa xã/Getty Images)

Hội nghị TW6 khóa XIX Đảng Cộng sản Trung Quốc thông qua Nghị quyết lịch sử, coi ông Tập Cận Bình là hạt nhân lãnh đạo và “Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong kỷ nguyên mới là chủ nghĩa Marx của Trung Quốc đương đại, chủ nghĩa Marx của thế kỷ XXI, là bản sắc văn hóa và tinh thần Trung Quốc của thời đại”, đưa ông sánh vai với ông Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình về vị thế và tầm ảnh hưởng trong Đảng Cộng sản Trung Quốc nói riêng và lịch sử Trung Quốc sau năm 1945 nói chung.

Thượng đỉnh Mỹ-Nga (tháng 6 và 12/2021)
Thượng đỉnh Mỹ-Nga (tháng 6 và 12/2021) giúp các bên hiểu rõ hơn lợi ích và khác biệt .

Cạnh tranh nước lớn, đặc biệt giữa Mỹ và Trung Quốc, tiếp tục gay gắt và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực sau khi ông Joe Biden trở thành Tổng thống Mỹ. Quan hệ Mỹ - Nga tiếp tục đối mặt với nhiều rào cản trong các vấn đề kiểm soát vũ khí chiến lược, vùng phía Đông Ukraine, Dòng chảy phương Bắc II...

Tuy nhiên, thượng đỉnh Mỹ - Trung trực tuyến đầu tiên giữa ông Joe Biden và ông Tập Cận Bình (tháng 11) và thượng đỉnh Mỹ - Nga (tháng 6 và 12/2021) đã giúp các bên hiểu rõ hơn lợi ích và khác biệt để cùng nhau tìm cách quản lý mối quan hệ song phương.

EU có nhiều điều chỉnh trong chính sách đối ngoại.
EU có nhiều điều chỉnh trong chính sách đối ngoại.

Liên minh châu Âu (EU) có nhiều điều chỉnh trong chính sách đối ngoại khi công bố hàng loạt văn bản định hướng chiến lược, đồng thời khởi xướng thảo luận về tự chủ chiến lược nhằm duy trì, quản lý hiệu quả quan hệ với Mỹ, Nga, Trung Quốc và đương đầu với những thách thức mới.

Châu Á - Thái Bình Dương và rộng hơn là khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tiếp tục là ưu tiên chiến lược của các nước lớn
Châu Á - Thái Bình Dương và rộng hơn là khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tiếp tục là ưu tiên chiến lược của các nước lớn.

Châu Á-Thái Bình Dương và rộng hơn là khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tiếp tục là ưu tiên chiến lược của các nước lớn và trung tâm quyền lực quan trọng. Cạnh tranh chiến lược tại đây diễn ra phức tạp với nhiều hình thái mới.

Thực trạng này đặt ra nhiều thách thức, song cũng là cơ hội để Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) khẳng định vai trò trung tâm trong cấu trúc khu vực.

Khủng hoảng năng lượng đã tác động tiêu cực tới triển vọng và tốc độ phục hồi kinh tế của nhiều nước - Ảnh minh họa. (Nguồn: AP)
Khủng hoảng năng lượng đã tác động tiêu cực tới triển vọng và tốc độ phục hồi kinh tế của nhiều nước - Ảnh minh họa. (Nguồn: AP)

Kinh tế thế giới, sau thời gian khó khăn năm 2020, đã có dấu hiệu phục hồi với tăng trưởng kinh tế toàn cầu vượt kỳ vọng (5,6%) cùng với sức chống chịu tốt hơn. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng giữa các khu vực không đồng đều và phụ thuộc vào công tác phòng, chống dịch, tiếp cận vaccine, chính sách kích thích kinh tế của từng quốc gia và khả năng thích ứng trước các xu thế mới như chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu hay khủng hoảng năng lượng.

Hộ chiếu vaccine sử dụng công nghệ só là một trong đóng góp quan trọng của cách mạng công nghiệp 4.0. (Nguồn: Algorithm Analysis)
Hộ chiếu vaccine sử dụng công nghệ só là một trong đóng góp quan trọng của cách mạng công nghiệp 4.0. (Nguồn: Algorithm Analysis)

Đại dịch Covid-19 góp phần đẩy nhanh quá trình triển khai cách mạng công nghiệp 4.0, đặt ra nhu cầu cấp bách về số hóa nền kinh tế với các nước, đặc biệt là nước đang phát triển. Năm 2021 cũng chứng kiến sự bùng nổ và phát triển mạnh mẽ của các đồng tiền ảo, đặt ra bài toán cấp thiết về quản lý hiệu quả thị trường và hình thức giao dịch mới mẻ này.

Khung cảnh hoang tàn tại làng Dawson, bang Kentucky, Mỹ sau khi trải qua cơn bão giữa tháng 12 vừa qua. (Nguồn: New York Times)
Khung cảnh hoang tàn tại làng Dawson, bang Kentucky, Mỹ sau khi trải qua cơn bão giữa tháng 12 vừa qua. (Nguồn: New York Times)

Hàng loạt thiên tai và vấn đề môi trường năm qua như bão và lũ lụt tại Đông Nam Á, Đức hay Mỹ đã khiến thế giới nhận thức rõ sự nghiêm trọng của tình trạng biến đổi khí hậu và cam kết mạnh mẽ hơn để xây dựng nền kinh tế toàn cầu xanh và bền vững, thể hiện rõ nét tại Thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu (G7), Nhóm các nền kinh tế lớn (G20) và nhất là Thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc năm 2021 (COP26).

Afghanistan đang đứng trước nguy cơ khủng hoảng nhân đạo sau khi Mỹ rút quân và Taliban lên nắm quyền cuối tháng 8. (Nguồn: AP/AFP)
Afghanistan đang đứng trước nguy cơ khủng hoảng nhân đạo sau khi Mỹ rút quân và Taliban lên nắm quyền cuối tháng 8. (Nguồn: AP/AFP)

Sự xuất hiện và leo thang của nhiều điểm nóng mới: Năm 2021, thế giới cũng chứng kiến sự xuất hiện và leo thang của nhiều điểm nóng mới như chính biến tại Myanmar hồi tháng Tư, khủng hoảng nhân đạo tại Afghanistansau khi Mỹ rút quân cuối tháng Tám và Taliban lên nắm quyền, căng thẳng biên giới Belarus - Ba Lan tháng Chín và đảo chính tại Sudan tháng Mười. Nhiều điểm nóng cũ vẫn tiềm ẩn nguy cơ căng thẳng, bùng phát đối đầu như Eo biển Đài Loan, Biển Đông, Biển Hoa Đông, bán đảo Triều Tiên, vùng phía Đông Ukraine, chiến sự Yemen và Syria.

Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
10 tiêu điểm quốc tế năm 2021
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO