Trong danh sách đại học hàng đầu châu Á năm 2023 của tổ chức QS, ĐH Quốc gia Singapore vẫn giữ vị trí thứ nhất trong nhiều năm liền.
Đứng ở vị trí thứ nhất trong bảng xếp hạng là ĐH Quốc gia Singapore (Singapore). Năm 2023 là năm thứ 5 liên tiếp trường giữ vị trị số một danh sách trường đại học tốt nhất châu Á theo bảng xếp hạng của QS. Cung cấp phương pháp tiếp cận toàn cầu về giáo dục, nghiên cứu và khởi nghiệp, tập trung vào quan điểm và chuyên môn của người châu Á, trường thu hút hơn 38.000 sinh viên đến từ 100 quốc gia và xếp thứ 11 thế giới. Ảnh: Straits Times.
ĐH Bắc Kinh (Trung Quốc) xếp vị trí thứ 2 châu Á, thứ 12 thế giới ngay sau ĐH Quốc gia Singapore. Được thành lập vào năm 1898 với tên gọi ban đầu là ĐH Hoàng gia Bắc Kinh, ĐH Bắc Kinh là đại học quốc gia đầu tiên của Trung Quốc. Hiện tại, trường có chất lượng đào tạo hàng đầu Trung Quốc, là mục tiêu của nhiều học sinh nước này. Ảnh: Prabook.
So với bảng xếp hạng năm ngoái, ĐH Thanh Hoa (Trung Quốc) đã nhảy 2 bậc từ vị trí thứ 5 lên thứ 3 châu Á. Ở bảng xếp hạng thế giới, trường đứng thứ 14. Cùng với ĐH Bắc Kinh, ĐH Thanh Hoa là ngôi trường đại học lâu đời và được đánh giá có chất lượng đào tạo cũng như danh tiếng hàng đầu Trung Quốc. Ảnh: Apru.
Đại học Công nghệ Nanyang (Singapore) tụt một hạng so với bảng xếp hạng năm ngoái. Dù chỉ mới có tuổi đời 40 năm, ngôi trường này nhiều lần có mặt trong các bảng xếp hạng đại học châu Á và thế giới. Trường đào tạo các ngành Kỹ thuật, Khoa học, Kinh doanh, Nhân văn, Nghệ thuật, Khoa học xã hội và Giáo dục, đồng thời có trường Y liên kết với Đại học Hoàng gia London. Ảnh: Zhihu.
Năm nay, Đại học Hong Kong (Trung Quốc) được QS xếp hạng thứ 5 châu Á, thứ 21 thế giới. Thành lập vào năm 1911, trường có nguồn gốc từ ĐH Y khoa Hong Kong và được đánh giá cao trong công tác đào tạo các ngành Khoa học, Nha khoa, Y sinh, Giáo dục, Nhân văn, Luật, Kinh tế, Quản trị kinh doanh. Ảnh: Knowinsiders.
ĐH Tokyo (Nhật Bản) góp mặt vào top 10 đại học tốt nhất châu Á ở vị trí thứ 6 sau một năm vắng bóng. Thành lập vào năm 1877, hiện tại, trường có 10 khoa, 15 trường sau đại học, 11 viện nghiên cứu trực thuộc, 3 thư viện, 2 viện nghiên cứu nâng cao và Bệnh viện ĐH Tokyo. Ảnh: Research Journal.
Xếp ở vị trí thứ 7 châu Á, thứ 29 thế giới trong bảng xếp hạng của QS là ĐH Quốc gia Seoul (Hàn Quốc). Thành lập năm 1946 nhờ sự hợp nhất của 10 tổ chức giáo dục đại học, đây là ngôi trường đại học toàn diện đầu tiên của quốc gia này, cũng là ngôi trường uy tín nhất về giáo dục đại học của Hàn Quốc. Ảnh: Arch Daily.
ĐH Phục Đán (Trung Quốc) tụt một hạng so với bảng xếp hạng năm ngoái, xếp thứ 8 đại học tốt nhất châu Á. Đây là tổ chức giáo dục đại học đầu tiên được thành lập bởi một người Trung Quốc vào năm 1905. Năm nay, ngôi trường này xếp thứ 34 thế giới trong bảng xếp hạng của QS. Ảnh: Wustl.
Ở vị trí thứ 9 châu Á, ĐH Kyoto (Nhật Bản) là một trong những viện nghiên cứu hàng đầu châu Á, là nơi sinh ra những nhà nghiên cứu nổi tiếng thế giới, trong đó có 13 người đoạt giải Nobel. Ảnh: Japan Times.
ĐH Trung văn Hong Kong (Trung Quốc) đứng thứ 10 trong bảng xếp hạng các trường đại học tốt nhất châu Á. Đây là cơ sở đại học duy nhất tại Hong Kong (Trung Quốc) có người đoạt giải Nobel, giải Turing, huy chương Fields và giải Veblen làm giáo sư. Ảnh: CUHK Business School.
Hàng loạt từ lóng xuất hiện trên mạng xã hội khiến nhiều người không thể hiểu. Tuy nhiên đó là những "biến thể" ngôn từ quen thuộc với người trẻ, đặc biệt là gen Z.
Photobooth, thường được gọi là chụp ảnh Hàn Quốc, từng nổi đình đám 15 năm trước rồi bị lãng quên dần, gần đây bỗng bùng nổ thành một "hot trend" trong giới trẻ.
Được nhiều người khuyên chọn trường gần trung tâm thành phố, có đầy đủ cơ sở vật chất để dạy, song cô giáo Kim Hồng (Lào Cai) vẫn quyết tâm ở lại quê hương, mang con chữ cho những trẻ em ở vùng cao.
Du lịch nước ngoài để tìm bạn trai là xu hướng mới nổi trong giới trẻ Australia; nhiều cô gái chê đàn ông bản xứ thô lỗ, thiếu lãng mạn nên muốn tìm trai ngoại quốc.
Sau một tháng phát động, cuộc thi hùng biện – tranh biện “Tiếng nói Xanh” mùa 2 do Quỹ Vì tương lai xanh - Tập đoàn Vingroup tổ chức thu hút hơn 2.100 đơn đăng ký.
Gần 30 năm gắn bó với học sinh vùng cao ở Quảng Bình, mong ước lớn nhất của thầy Hoàng Xuân Dục chỉ đơn giản là được chứng kiến các em học sinh trưởng thành, có một tương lai tốt đẹp...
Trong số người đẹp đăng quang tại các cuộc thi nhan sắc quốc tế năm 2024 có đại diện của Việt Nam, Hoa hậu Quốc tế Thanh Thủy. Năm nay, các cuộc thi chứng kiến sự thăng hoa của vẻ đẹp châu Á, châu Âu.
Sáng 22/11, Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP.HCM, Trung tâm Báo chí TP. HCM phối hợp Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức Tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Dự thảo quy chế tuyển sinh đại học 2025 yêu cầu các đại học không được dành quá 20% chỉ tiêu để xét tuyển sớm, riêng xét học bạ phải dùng điểm cả năm lớp 12.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định, Việt Nam ủng hộ những nỗ lực của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á trong việc tạo dựng môi trường hòa bình, an ninh và ổn định tại khu vực.
Việc quay đầu xe ra ngoài khi đỗ xe giúp tài xế dễ dàng lái xe khi ra khỏi bãi đỗ, nhất là tình huống gấp và quan sát các phương tiện khác an toàn hơn.
Bức ảnh “cổng trời” tại Việt Nam đang được chia sẻ với tốc độ chóng mặt trên mạng xã hội. Bức ảnh này không chỉ thu hút được lượt tương tác cao mà còn khiến nhiều người thắc mắc đây là ở đâu và người chụp là ai?