Lời hứa với cha lúc 10 tuổi
Cha của Pele, João Ramos do Nascimento, cũng là một cựu cầu thủ, chơi ở vị trí tiền đạo cắm, từng khoác áo Atlético Mineiro, Fluminense và một số câu lạc bộ bóng đá nhỏ khác. Dondinho không chỉ là cha của Pele mà còn là người cố vấn và huấn luyện của ông.
Năm 2014, Pele từng kể trên FIFA.com rằng sau khi chứng kiến Brazil thua Uruguay trong trận chung kết World Cup 1950, cậu bé Edson Arantes do Nascimento năm đó 10 tuổi, đã hứa với người cha đau khổ của mình: “Tôi nhớ mình đã nói đùa với ông ấy: 'Bố đừng khóc – con sẽ vô địch World Cup cho bố”. Chỉ 7 năm sau, ở tuổi 17, Pele đã thực hiện được lời hứa với bố mình tại World Cup 1958 khi Brazil lên ngôi vô địch.
Xuất thân nghèo khó
Pele sinh ngày 23/10/1940 tại Corações, Minas Gerais, Brazil. Ông là con trai của một cựu cầu thủ bóng đá tên João Ramos do Nascimento, thường gọi là Dondinho. Mẹ ông là Celeste Arantes. Pele có hai người em.
Lớn lên trong hoàn cảnh nghèo khó, Pelé đã rèn luyện kỹ năng rê bóng của mình bằng một chiếc tất nhét đầy vải vụn khi gia đình không đủ khả năng mua cho anh một quả bóng đá thực sự.
Khi gia đình ông chuyển từ Coracoes đến Bauru ở bang São Paulo, ông phải kiếm sống bằng nghề phục vụ trong quán trà, đánh giày và bán đậu phộng rang bên ngoài rạp chiếu phim.
Không đủ tiền mua giày, ông thường xuyên chơi chân trần và cùng bạn bè của anh ấy đã thành lập một đội có tên là Shoeless Ones (Những người không có giày). Sau đó, kiểu đá bóng bằng chân trần ở bãi đất trống đã được người Brazil đặt tên là “pelada”, lấy cảm hứng từ chính Pele.
Pele từng chơi Futsal
Ở tuổi thiếu niên, Pele từng chơi bóng đá trong nhà, thường được gọi là Futsal khi môn này mới phổ biến ở Bauru khiến Pelé rất thích. Ông tham dự giải Futsal đầu tiên trong khu vực cho một đội bóng tên là Radium, giành chức vô địch đầu tiên và một số chức vô địch khác.
Futsal với tốc độ nhanh hơn hẳn bóng đá sân cỏ và đòi hỏi cầu thủ phải liên kết với nhau chặt chẽ hơn, tính toán nhanh hơn. Pelé tin rằng Futsal đã giúp ông suy nghĩ tốt hơn và trở thành một cầu thủ bóng đá giỏi hơn.
Pele ghi hơn 100 hat-trick
Trong sự nghiệp vĩ đại của mình, Pele đã ghi 129 hat-trick. Dù ghi rất nhiều bàn thắng trong suốt sự nghiệp của mình nhưng ông không bao giờ hài lòng với chỉ một bàn thắng. Tổng cộn ông đã có 92 trận ghi ba bàn, 31 trận ghi bốn bàn và 6 trận ghi năm bàn, và 1 lần ghi tám bàn trong một trận.
Việc một cầu thủ ghi 3 bàn trong một trận là điều không thể tin được, nhưng Pele đã làm điều đó đến 129 lần khác nhau.
Giữ kỷ lục Guinness thế giới
Sách kỷ lục Guinness thế giới xác nhận Pele là cầu thủ trẻ nhất giành được hai chức vô địch thế giới. Năm 1958, Pelé trở thành cầu thủ trẻ nhất chơi trong một trận chung kết World Cup khi mới 17 tuổi 249 ngày. Ông ghi 2 bàn trong trận này giúp Brazil vô địch. Ông tiếp tục vô địch World Cup 1962 khi mới 21 tuổi.
Pele còn giữ kỷ lục Guinness thế giới về số bàn thắng nhiều nhất mà một cá nhân ghi được là 1279 bàn thắng tính từ ngày 7/9/1956 đến 1/10/1977 sau 1363 trận.
Hợp đồng đầu tiên trị giá 10 USD/tháng và 'bảo vật quốc gia' Brazil
Năm 15 tuổi, Pelé ký hợp đồng đầu tiên với Santos vào năm 1956, mức lương lúc đó là…10 USD/tháng. Pele đã dùng tiền lương của mình để mua cho mẹ mình một chiếc bếp gas, mặc dù khi đó khu vực gia đình ông sinh sống chưa có đường ống dẫn gas vào nhà.
Những năm cuối sự nghiệp, ông ký hợp đồng 3 năm trị giá 7 triệu USD với New York Cosmos vào năm 1975, trở thành VĐV được trả lương cao nhất thế giới vào thời điểm đó.
Sau khi Pelé dẫn dắt đội tuyển quốc gia Brazil giành chức vô địch World Cup đầu tiên vào năm 1958, các câu lạc bộ châu Âu như Real Madrid, Juventus, Inter Milan và Manchester United bắt đầu theo đuổi ngôi sao đang lên.
Để ngăn anh ta bị mua bán cho các đội nước ngoài, Tổng thống Brazil Jânio Quadros đã tuyên bố Pelé là báu vật quốc gia vào năm 1961. Điều này đồng nghĩa các CLB trong nước không thể chuyển nhượng Pele.
Điều khiến người Brazil vui là Pele không có ý định ra nước ngoài thi đấu, ông gắn bó gần trọn sự nghiệp với Santos. Pele là anh hùng dân tộc và là thần tượng ở quê hương Brazil.
Pele từng nhắc lại chuyện này với tạp chí Esquire năm 2016: “Chà, trước hết đó là một vinh dự cho tôi. Nhưng tôi cũng đóng thuế thu nhập như bất kỳ ai khác. Tôi đã được nhiều đội bóng châu Âu mời sang: Real Madrid, AC Milan, Bayern Munich. Nhưng vào thời điểm đó, chúng tôi không có quá nhiều cầu thủ Brazil ở nước ngoài. Tôi rất hạnh phúc ở đội bóng của mình, Santos. Tôi không có mong muốn thi đấu ở nước ngoài.”
Henry Kissinger đã thuyết phục Pele sang Mỹ chơi bóng
Sau khi Pelé từ giã đội tuyển quốc gia Brazil năm 1974, cựu Ngoại trưởng Henry Kissinger đã đến Sao Paulo để thuyết phục ông trở lại thi đấu cho New York Cosmos. "Ông ta mời tôi đến quán cà phê, và tại đó anh ấy nói: 'Nghe này. Bạn biết tôi đến từ Hoa Kỳ, và tôi hoạt động chính trị ở đó. Bóng đá đang phát triển ở đó, anh có muốn giúp chúng tôi quảng bá bóng đá ở Hoa Kỳ không?'”. Pelé chỉ đáp lại: “Lạy Chúa tôi”.
Trước khi ký hợp đồng ba năm trị giá 7 triệu USD với New York Cosmos, Kissinger được cho là đã gửi cho ông một bức điện có nội dung: “Nếu ông quyết định ký một hợp đồng, tôi chắc chắn rằng việc ông ở lại Hoa Kỳ sẽ đóng góp đáng kể cho mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa Brazil và Hoa Kỳ trong lĩnh vực thể thao.”
Cựu ngoại trưởng Mỹ cũng kể lại trong một bài báo trên Time năm 1999 rằng cả hai phe tham gia nội chiến ở Nigeria năm 1967 đã đồng ý ngừng bắn 48 tiếng để cùng xem Pele thi đấu một trận giao hữu tại Lagos. Trang web của Santos giải thích thêm rằng thủ lĩnh quân sự của khu vực là Samuel Ogbemudia đã tuyên bố nghỉ lễ và mở một cây cầu để cả hai bên có thể xem chiến thắng 2-1 của Pelé trước Nigeria.
Pele được Nữ hoàng Elizabeth II phong tước Hiệp sĩ
Pele được Nữ hoàng Elizabeth II phong tước hiệp sĩ danh dự vào năm 1997. Tuy nhiên, vì là người Brazil, ông không đủ tiêu chuẩn để nhận tước hiệu Hiệp sĩ đích thực, ông tuyệt đối không được sử dụng tước hiệu 'Sir' cho đến khi trở thành công dân Anh.
Nữ hoàng Elizabeth II đã phong tặng Pelé danh hiệu Hiệp sĩ danh dự của Đế chế Anh (KBE) vào vì những hoạt động và hoạt động nhân đạo của ông.
Bắt đầu từ năm 1994, Pelé là Nhà vô địch về Thể thao của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc và là Đại sứ thiện chí của UNICEF, khi góp công lớn gây dựng các chiến dịch như gây quỹ cho trẻ em Khó khăn vào năm 1996. ‘Tôi luôn nhớ về danh hiệu hiệp sĩ danh dự của mình. Tôi cảm ơn tất cả người dân Anh vì tình cảm của họ, và nó như là một lời nhắc nhở với tôi”, Pele từng phát biểu.
Là bạn của Nelson Mandela
Pelé bỏ kỳ nghỉ cùng gia đình để tham gia trận đấu từ thiện “90 Minutes for Mandela” năm 2007 để vinh danh sinh nhật lần thứ 89 của tổng thống Nam Phi. Trong một cuộc họp báo chung, Pelé đã trao cho Mandela một chiếc áo đấu có chữ ký. Nhà lãnh đạo nổi tiếng của Nam Phi đã gọi đây là "món quà vô giá" mà ông đã nhận trong suốt phần đời còn lại của mình.
“Ông ấy là anh hùng của tôi, bạn của tôi, và cũng là người bạn đồng hành với tôi trong cuộc chiến đấu vì nhân dân và vì hòa bình thế giới” Pelé viết trên Twitter sau cái chết của Mandela năm 2013, đồng thời gọi nhà lãnh đạo này là “một trong những người có ảnh hưởng nhất” trong cuộc đời ông.
Ngày Pele tại Santon và trận đấu cuối cùng
Vào tháng 10/1977, Pelé thi đấu trận đấu chuyên nghiệp cuối cùng trong trận giao hữu giữa New York Cosmos và Santos tại sân vận động Giants ở New Jersey (Mỹ).
Hiệp 1 ông khoác áo Santos, ghi 1 bàn. Hiệp 2 ông chuyển sang khoác áo Cosmos. Kết quả cuối cùng Cosmos thắng với tỉ số 2-1.
Pelé ghi bàn thắng thứ 1000 vào ngày 19/11/1969. Để vinh danh ông, Brazil đã chọn đây là ‘Ngày Pele’ tại Santos. Năm 2018, tại Rio de Janeiro đã khánh thành một bức tượng lớn của ông, ngoài ra tại Brazil còn có một bảo tàng vinh danh Pele.