Xu thế bán hàng qua video call thời đại dịch

25/08/2021 09:30

Bán hàng từ xa qua video call đang trở thành giải pháp công nghệ giúp doanh nghiệp giải quyết bài toán cung cầu, đồng thời gia tăng doanh số đáng kể trong mùa dịch.

Dưới tác động của đại dịch Covid-19, nhu cầu và hành vi khách hàng thay đổi rõ rệt. Thay vì mua hàng trực tiếp trên các kênh truyền thống hay cửa hàng vật lý, khách hàng đang chuyển đổi sang mua sắm trên các kênh trực tuyến như website/App của doanh nghiệp, kênh social, sàn thương mại điện tử,...

Covid-19 được coi là chất xúc tác bắt buộc các doanh nghiệp phải chuyển đổi sang bán hàng trên nền tảng trực tuyến. Đặc biệt, kênh bán hàng qua website/app của chính doanh nghiệp là xu thế tất yếu, khi mà ở đó doanh nghiệp mới có thể sở hữu hoàn toàn dữ liệu (data) khách hàng, hành vi khách hàng,...

Trong bối cảnh giãn cách vì Covid-19, người mua có nhu cầu và mong muốn được nhìn thấy hình ảnh thực tế của sản phẩm nhưng gặp khó khăn trong việc đến trực tiếp cửa hàng. Ứng dụng bán hàng qua video call có thể là bước đi đột phá giúp doanh nghiệp đến gần hơn với khách hàng.

Xu thế bán hàng qua video call thời đại dịch
Nhân viên sale ô tô tư vấn cho khách hàng qua cuộc gọi video call.

Tư vấn bán hàng qua video call phù hợp đối với các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng giá trị từ trung bình đến cao, khách cần xem trực tiếp sản phẩm trước khi quyết định mua sắm.

Khi mua sắm bằng hình thức video call, khách hàng dễ dàng xem cận cảnh và được tư vấn chi tiết sản phẩm đồng thời với nhân viên tại cửa hàng (giống hình thức mua offline). Nhân viên chủ động nắm bắt nhu cầu và tâm lý khách hàng, tạo cảm giác gần gũi, gia tăng kết nối giữa doanh nghiệp và người dùng hơn.

Khác với livestream, video call mang tính cá nhân hóa, thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng và đạt hiệu quả chuyển đổi tốt hơn rất nhiều lần cho doanh nghiệp. Đây là hình thức giống với bán hàng, tư vấn trực tiếp tại cửa hàng nhất.

Tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp ở các lĩnh vực khác nhau như: ô tô, xe máy, đồng hồ cao cấp, trang sức, điện thoại, điện máy, điện lạnh,... đã nhạy bén triển khai bán hàng qua cuộc gọi video call và thu hút số lượng lớn khách hàng bởi tính tiện lợi và ưu việt.

Nhằm giúp doanh nghiệp khai thác tốt hơn và tận dụng tối đa tính hiệu quả của video call vào quy trình bán hàng, Stringee - startup đi đầu về lĩnh vực giao tiếp tại Việt Nam đang cung cấp giải pháp bán hàng qua video call tích hợp ngay trên website/app có sẵn của doanh nghiệp.

Startup này đã tích hợp nút gọi video ngay trên website hoặc app của doanh nghiệp. Người mua chỉ cần truy cập website bằng smartphone hoặc máy tính có kết nối Internet để gọi điện yêu cầu tư vấn qua video call, mà không cần sử dụng các ứng dụng thứ 3. Nhân viên bán hàng dễ dàng tiếp nhận cuộc gọi và tư vấn cho khách hàng bằng mobile app trên điện thoại cá nhân của mình.

So sánh với nhiều hạn chế khi sử dụng video call của các ứng dụng OTT vào bán hàng, giải pháp chuyên biệt này có nhiều ưu điểm như: cho phép ghi âm, ghi hình cuộc gọi giúp doanh nghiệp đánh giá chất lượng tư vấn của nhân viên; tự động phân phối cuộc gọi cho nhân viên; tag/note và ghi chú thông tin giúp nhận diện chân dung khách hàng 360; báo cáo-thống kê chi tiết cuộc gọi phục vụ công tác quản lý...

Xu thế bán hàng qua video call thời đại dịch
Chuỗi nhà thuốc bán lẻ Pharmacity ứng dụng video call trong bán hàng.

Chuỗi nhà thuốc bán lẻ Pharmacity hiện có hơn 600 cửa hàng trên cả nước sử dụng video call của Stringee. Bằng việc tích hợp tính năng video call của Stringee vào app Extra Care, Pharmacity cho phép dược sĩ trò chuyện và giải đáp những vấn đề sức khỏe với khách hàng qua video một cách trực quan ngay trên ứng dụng.

Trong 3 tháng trở lại đây, Pharmacity đã phục vụ hàng chục nghìn cuộc gọi video call tư vấn cho khách hàng và tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ.

Thị trường cạnh tranh khốc liệt, linh hoạt thay đổi mô hình kinh doanh và mạnh mẽ ứng dụng công nghệ vào vận hành là quy luật tất yếu đối với mọi doanh nghiệp.

PV

Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Xu thế bán hàng qua video call thời đại dịch
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO