Từ câu chuyện hoàn phí, lệ phí phụ thu dịch vụ hàng không: Quyền lợi hành khách đang không được xem trọng?

Võ Thanh Bình| 13/05/2021 09:36

Việt BáoCâu chuyện hành khách không bay chấp nhận bỏ vé để yêu cầu hoàn phí dịch vụ hàng không một lần nữa lại nóng lên trong mùa dịch Covid-19 khi quyền lợi khách hàng - người mang nồi cơm cho hãng hàng không đang không được xem trọng.

Phí thu hộ dịch vụ hàng không và những bất ngờ từ chiếc vé máy bay giá rẻ mà không rẻ

Một chiếc vé máy bay hiện đang gánh nhiều phí, lệ phí, phụ thu dịch vụ hàng không. Cụ thể, ngoài thuế VAT, một chiếc vé máy bay đang gánh thêm phí phục vụ hành khách nội địa, phí an ninh soi chiếu. Hai loại phí này hãng hàng không được hưởng hoa hồng khi thu hộ và giá hiện áp dụng tối đa 120.000 đồng cho sân bay lớn và 80.000 đồng cho sân bay nhỏ.

Riêng phụ thu phí quản trị hệ thống, phí thanh toán (có hãng thu, có hãng không thu) là khoản do hãng hàng không đưa ra và cấu thành vào giá vé. Phí phụ thu quản trị hệ thống là khoản phí được hãng hàng không đưa ra và liên tục thay đổi theo chiều hướng tăng lên trong thời gian qua.

Cùng với giá vé, phí phụ thu quản trị hệ thống được hãng hàng không dễ dàng thay đổi nhằm cung ứng cho hành khách những chiếc vé máy bay cạnh tranh. Tùy vào chính sách mỗi hãng, hành khách có thể chọn lựa chiếc vé máy bay tiết kiệm cho nhu cầu của mình khi hiện các khoản này không quá cách xa nhau là mấy.

Xem thêm: Vé máy bay "0 đồng" kém hấp dẫn vì phí và lệ phí

Lấy ví dụ như hãng hàng không VietJet, có thời điểm, phí phụ thu quản trị hệ thống lên đến 320.000 đồng, thêm VAT là 32.000 đồng. Tương tương một chiếc vé máy bay giá rẻ chỉ tính phụ phí này đã là 352.000 đồng.

Tương tự như Vietravel Airlines hiện cũng áp dụng phí phụ thu hệ thống là 310.000 đồng, thêm VAT là 341.000 đồng.

Phụ thu quản trị hệ thống hiện đang được các hãng hàng không thu khá cao và cấu thành vào giá vé máy bay. Ảnh chụp màn hình.

Vietnam Airlines Group (bao gồm cả Pacific Airlines và Vasco) áp dụng mức phụ thu hệ thống mới là 450.000 đồng, không bao gồm VAT. Khoản phí này với Bamboo Airways là 410.000 đồng, thêm VAT là 451.000 đồng dành cho vé cá nhân.

Vấn đề phụ phí hàng không cấu thành vào giá vé từng được nhiều thành viên trên các diễn đàn về hàng không tranh luận khá nhiều về việc các hãng hàng không đang vô tình (hay cố ý) lờ đi cho những trường hợp hành khách chấp nhận bỏ vé và yêu cầu hoàn phí.

Xem thêm: Hàng không tăng khai thác đường bay ngách, vé máy bay càng thêm rẻ cho nhu cầu đa dạng khách hàng

Trong trường hợp này, nhiều hãng hàng không giá rẻ trong khu vực vẫn sẵn sàng hoàn trả cho hành khách khi có yêu cầu và chứng minh được họ không bay trên chuyến bay đó. Điển hình như Air Asia là một ví dụ khi hành khách không thực hiện chuyến bay hoàn toàn có thể lấy lại phí hàng không trong vòng 6 tháng qua hình thức online.

Không chỉ là câu chuyện hoàn phí, lệ phí hàng không

Với những gì mà quyền lợi hành khách đang không được xem trọng trong trường hợp không bay bị mất luôn tiền phí, xem ra vấn đề này cần được rõ ràng bởi quy định từ cơ quan quản lý để loại hình vận chuyển này luôn nhận được sự đồng thuận từ người dùng.

Hành khách Mỹ Loan cho biết, vì dịch hạn chế đi lại và chuyến bay bị hủy hoài nhưng không biết việc có thể hoàn phí dịch vụ hàng không nên "toàn mất luôn".

Riêng hành khách Phuc Nguyen thì cho hay "Mình mua 4 vé VietJet, hãng nuốt luôn không cho đổi vé, hoàn vé, hoàn tiền".

Thậm chí, theo hành khách Phát, anh dù chấp nhận hết mấy cái phí đó và yêu cầu hoàn vé, vẫn bị hãng Bamboo Airways bắt đợi sau 90 ngày làm việc (ngoại trừ thứ bảy, chủ nhật).

Nhiều hành khách mong muốn hãng bay cần minh bạch rõ ràng để có sự tin tưởng cho dịch vụ mình đã chọn. Ảnh minh họa: Minh Nguyễn.

Đến thời điểm hiện tại, chỉ duy nhất có Vietravel Airlines cho biết sẽ hoàn phí, lệ phí sân bay cho hành khách khi có nhu cầu và không thực hiện chuyến bay. Tuy nhiên, quy định lẫn thủ tục vẫn chưa được công bố rộng rãi.

Xem thêm: Thuế phí cao, vé máy bay khuyến mãi có cũng như không

Nhìn sâu hơn vấn đề này, nên chăng hãng hàng không cần cam kết hoàn mọi phí, lệ phí, phụ thu quản trị hệ thống cho hành khách bỏ vé không bay. Điều này được cho là hài lòng đôi bên bởi những chiếc vé không bay đã được hãng hàng không thu tiền, bên cạnh có thể tái sử dụng tại phòng vé giờ chót với giá tốt.

Cùng với những quy định phí hoàn vé, phí không thực hiện chuyến bay đúng giờ (No - Show hoặc Delay Fee) hiện đã ở mức vài trăm ngàn, hành khách có quyền yêu cầu hãng hàng không thực hiện nghĩa vụ ngược lại với mình cho việc chấp nhận mất vé nhưng không mất phí, lệ phí và phụ thu khi mà họ không được hãng phục vụ trên chuyến bay đó.

Đến thời điểm hiện tại, từ những phản ánh của hành khách trên các phương tiện truyền thông, thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Anh Tuấn đã ký văn bản yêu cầu Cục hàng không Việt Nam chủ trì và phối hợp xử lý.

Theo thông tin từ văn bản số 4132/BGTVT-VT, trước tình trạng hủy chuyến bay tăng, nhiều hành khách thắc mắc khi hủy, các khoản phí như dịch vụ cảng và soi chiếu an ninh có được hoàn trả hay không.

Về vấn đề này, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu Cục hàng không Việt Nam chủ trì, phối hợp với Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP, các hãng hàng không liên quan nghiên cứu xử lý nội dung và báo cáo kết quả về Bộ Giao thông Vận tải trước 17/5/2021.

Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Từ câu chuyện hoàn phí, lệ phí phụ thu dịch vụ hàng không: Quyền lợi hành khách đang không được xem trọng?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO