"Trăng máu" vén sương mù bầu trời Hà Nội, lộ diện sau thời điểm cực đại

09/11/2022 01:15

Nguyệt thực toàn phần "trăng máu" xuất hiện trên bầu trời Hà Nội khá muộn do điều kiện thời tiết không thuận lợi. Tại TP Đà Nẵng, người yêu thiên văn đã có thể quan sát nguyệt thực đúng thời điểm cực đại lúc 18h tối.

Trăng máu vén sương mù bầu trời Hà Nội, lộ diện sau thời điểm cực đại - 1

Tối 8/11, do thời tiết không thuận lợi, bầu trời Hà Nội sương mù dày đặc nên phải đến 18h40, nguyệt toàn phần và "trăng máu" mới xuất hiện ở hướng chính đông. Lúc này, nguyệt thực toàn phần đã qua thời điểm cực đại (Ảnh: Tiến Tuấn).

Trăng máu vén sương mù bầu trời Hà Nội, lộ diện sau thời điểm cực đại - 2

Chỉ trong nửa tiếng, trái đất không còn che kín ánh sáng từ mặt trời nữa, mặt trăng bắt đầu lộ diện rõ hơn (Ảnh: Tiến Tuấn).

Trăng máu vén sương mù bầu trời Hà Nội, lộ diện sau thời điểm cực đại - 3

Thời điểm 20h tối, lúc này ánh sáng từ mặt trời đã chiếu rõ hơn và trăng đã lên cao không còn bị ảnh hưởng bởi sương mù ở tầng không khí thấp,  người yêu thiên văn có thể ngắm rõ trăng tròn ngày rằm. Sau 20h, hiện tượng nguyệt thực sẽ kết thúc. (Ảnh: Mạnh Quân).

"Trăng máu" xuất hiện trên bầu trời Hà Nội (Video: Tiến Tuấn).

Trăng máu vén sương mù bầu trời Hà Nội, lộ diện sau thời điểm cực đại - 4

Tại TPHCM, thời tiết xấu cũng ảnh hưởng khá nhiều tới việc quan sát nguyệt thực của người dân. Khoảng 19h trăng mới xuất hiện (Ảnh: Hải Long).

Trăng máu vén sương mù bầu trời Hà Nội, lộ diện sau thời điểm cực đại - 5

Trước đó, trên bầu trời TP Đà Nẵng, hiện tượng nguyệt thực toàn phần xuất hiện khá sớm do điều kiện thời tiết thuận lợi. Hình ảnh được ghi lại vào thời điểm nguyệt thực đạt cực đại lúc 18h (Ảnh: Tuấn Lê).

Trăng máu vén sương mù bầu trời Hà Nội, lộ diện sau thời điểm cực đại - 6

Quan sát từ bờ biển Mỹ Khê, mặt trăng mọc dần lên từ phía cuối đường chân trời. Thấp thoáng phía dưới là bán đảo Sơn Trà với tượng Phật bà Quân Âm được thắp sáng (Ảnh: Tuấn Lê).

Nguyệt thực diễn ra theo một quá trình thay đổi hình ảnh của Mặt Trăng là do bóng đổ của Trái Đất gồm các phần khác nhau.

Phần rìa của bóng đổ là vùng nửa tối, và phần giữa là vùng tối hoàn toàn. Nguyệt thực toàn phần xảy ra khi Mặt Trăng nằm trọn trong vùng tối hoàn toàn.

Lúc đầu Mặt Trăng sẽ đi vào vùng nửa tối vào lúc 14 giờ 03 phút và nhanh chóng tối dần. Vào khoảng 15 giờ 10 phút, Mặt Trăng sẽ bắt đầu đi vào vùng tối hoàn toàn và nguyệt thực bán phần bắt đầu. Lúc này chúng ta sẽ thấy một bóng tối hình tròn che khuất dần đĩa Mặt Trăng. Đến 16 giờ 17 phút, Mặt Trăng sẽ nằm trọn trong vùng tối hoàn toàn và đây là lúc bắt đầu nguyệt thực toàn phần.

Nguyệt thực toàn phần kết thúc khi Mặt Trăng bắt đầu đi ra khỏi vùng tối hoàn toàn lúc 15 giờ 42 phút và bước vào vùng nửa tối, tức là lại một lần nữa xảy ra nguyệt thực bán phần.

Lần nguyệt thực tiếp theo và cũng là nguyệt thực đầu tiên của năm 2023 sẽ xảy ra vào ngày 6/5/2023. Lần này Mặt Trăng sẽ chỉ đi vào vùng nửa tối của Trái Đất cho nên chỉ một phần bóng đổ của Trái Đất in mờ lên Mặt Trăng, vì thế khó có thể quan sát được bằng mắt thường.

Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
"Trăng máu" vén sương mù bầu trời Hà Nội, lộ diện sau thời điểm cực đại
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO