Tiền gửi không kỳ hạn có gì hấp dẫn để nhiều ngân hàng phải dòm ngó?

VÕ THANH BÌNH| 31/12/2021 17:41

Tiền gửi không kỳ hạn được xem là mỏ vàng cho các ngân hàng khai thác khi lượng thanh toán tăng cao từ 2022 cho chính sách chuyển tiền ngoài hệ thống.

Nguồn tiền gửi không kỳ hạn (CASA) - Chìa khóa vàng tối ưu lợi nhuận đáng kể

Không phải bây giờ nhiều nhà băng mới chú trọng đến CASA khi mà trước đó, tâm điểm cho việc triển khai Ngân hàng 0 đồng đã triển khai cho khách hàng cá nhân lẫn doanh nghiệp.

Đã từng có thời kỳ, nhiều người dùng sẵn sàng bỏ một số ngân hàng đang sử dụng... để tìm ngân hàng khác do phí quá cao, trong đó bao gồm phí quản lý tài khoản, phí chuyển tiền... Trong khi nếu sử dụng ngân hàng Thương mại cổ phần, chi phí là 0 đồng cho nhiều dịch vụ.

tien-gui-khong-ky-han-co-gi-hap-dan-de-nhieu-ngan-hang-phai-them-thuong-dom-ngo-2.jpg
Tiền gửi không kỳ hạn mang nguồn thu to lớn cho nhiều nhà băng.

Theo một lãnh đạo phó phòng giao dịch của một ngân hàng cho biết, sở dĩ CASA được nhiều ngân hàng chú trọng bởi lãi suất thấp, nếu tận dụng được nguồn nhàn rỗi này thì sẽ tăng thanh khoản rất nhiều.

"Đó là chưa kể, mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn đang được các ngân hàng áp dụng phổ biến từ 0,1% - 0,3%/năm và theo quy định không vượt quá 1%/năm. Con số này nếu so với lãi vay thì quá thấp nên lợi nhuận ngân hàng sẽ tối ưu hơn", vị cán bộ cho biết.

Nguồn tiền gửi không kỳ hạn cho doanh thu ngàn tỷ mỗi năm


Đó là con số mà các nhà băng thu được khi CASA đóng góp rất lớn cho dịch vụ thanh toán liên ngân hàng, chưa kể những gì phụ trợ từ dịch vụ vay.

Theo thống kê của Vietcombank, doanh thu dịch vụ thanh toán đã tăng lên hơn 2.800 tỷ đồng sau 5 năm và chiếm hơn 68% trong tổng thu nhập dịch vụ của nhà băng này.

tien-gui-khong-ky-han-co-gi-hap-dan-de-nhieu-ngan-hang-phai-them-thuong-dom-ngo.jpg
Nhiều nhà băng quốc tế đã biết tận dụng CASA như một lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Trong khi đó tại BIDV, doanh thu CASA dù chỉ bằng hơn một nửa, nhưng với mức chi phí thấp đã khiến lãi thuần từ dịch vụ thanh toán tiếp tục tăng mạnh (gần 21%) trong năm 2020 bất chấp đại dịch, mang về 3.289 tỷ đồng, chiếm 62,4% trong tổng lãi từ dịch vụ.

Với Vietinbank, doanh thu cho dịch vụ thanh toán từ CASA từ 1.457 tỷ đồng lên 1.740 tỷ đồng, tương đương tăng 19%.

Đáng lưu ý cho mảng này chính là ông lớn Agribank. Nhờ dịch vụ được phủ đến tận tuyến xã, lãi thuần từ mảng thanh toán CASA mang về cho Agribank đến 4.071 tỷ đồng, một khoảng cách xa nếu so với BIDV và Vietcombank.

Đáng lưu ý, trong 6 tháng đầu năm 2021, thu nhập từ mảng dịch vụ thanh toán qua CASA của Agribank không hề sụt giảm khi ghi nhận lãi thuần đạt 2.111 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước.

tien-gui-khong-ky-han-co-gi-hap-dan-de-nhieu-ngan-hang-phai-them-thuong-dom-ngo-1.jpg
Lãi suất tiền gửi không kỳ hạn thấp được xem là mỏ vàng cho các ngân hàng khi khai thác.

Trong khi đó, theo thống kê từ Ngân hàng Nhà nước, lượng tiền từ CASA đang có xu hướng tăng theo thời gian.

Tính đến cuối quý 3/2021, tổng số tài khoản thanh toán cá nhân đã được mở tại các ngân hàng là hơn 110 triệu tài khoản và số dư đạt hơn 794.000 tỷ đồng.

Không phải bây giờ, CASA đã trở thành miếng bánh ngon mà nhà băng nào cũng muốn chia phần trong cuộc chạy đua cạnh tranh khốc liệt.

Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Tiền gửi không kỳ hạn có gì hấp dẫn để nhiều ngân hàng phải dòm ngó?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO