Thời sự 24 giờ: Rộn ràng mừng 2/9. Giải cứu công dân Việt Nam bị lừa sang Campuchia làm việc. Bài học từ ‘vùng lũ’ Đà Lạt

Tổng hợp| 03/09/2022 06:00

Hàng ngàn người dân háo hức đến ven sông Sài Gòn xem khinh khí cầu kéo đại kỳ. Theo các chuyên gia, nếu không ‘tỉnh ngộ’ trước những vấn nạn đang đe dọa, Đà Lạt có thể trở thành vùng lũ lụt dù là đô thị cao nhất vùng Tây Nguyên.

TP. HCM: Không pháo hoa, đã có khinh khí cầu mừng 2/9

Dịp Quốc khánh 2/9 năm nay, thay cho bắn pháo hoa, TP.HCM tổ chức biểu diễn thả khinh khí cầu kéo đại kỳ ven sông Sài Gòn.

Sáng 2/9, nhiều người có mặt từ sớm để theo dõi cảnh 2 quả khinh khí cầu kéo đại kỳ rộng 1.800 m2 tại khu vực bờ sông Sài Gòn (TP Thủ Đức, TP.HCM).

image.vtc.vn-upload-2022-09-02-_kinh-khi-cau-8-10415458(1).jpg

Đại kỳ dài 60m, rộng 30m (diện tích 1.800m2) được các khinh khí cầu kéo lên. Có 10 khinh khí cầu được thả lên nền trời TPHCM. Trong đó 2 khinh khí cầu lớn nhất được dùng để kéo đại kỳ.

Xem thêm: Người dân TP.HCM đội nắng xem khinh khí cầu kéo đại kỳ 1.800 m2

Theo ông Võ Trọng Nam, Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể Thao TPHCM, thả khinh khí cầu kết hợp kéo đại kỳ là một trong những hoạt động điểm nhấn của thành phố nằm trong khuôn khổ Lễ hội "Tết Độc Lập"

Lương khách đến Phú Quốc dịp 2/9 giảm

Sở Du lịch tỉnh Kiên Giang cho biết, lượng khách đến Phú Quốc dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 có thể giảm so với cao điểm hè.

photo-cms-tpo.zadn.vn-w1966-uploaded-2022-qobhvc-bvohvim-2022_09_02-_10-8774(1).jpg

Kỳ nghỉ lễ 2/9 năm nay kéo dài 4 ngày, tuy nhiên lượng khách du lịch đã đến Phú Quốc chưa nhiều. dịp lễ Quốc khánh năm nay trùng với thời điểm học sinh vừa đi học cách đây vài ngày nên lượng du khách không đông. Dự kiến lượng khách giảm khoảng 30% so với dịp hè.

Xem thêm: Khách đến Phú Quốc dịp nghỉ lễ 2/9 giảm 30%

Lãnh đạo Cảng Hàng không Quốc tế Phú Quốc cho biết, trong dịp lễ Quốc khánh năm nay, các chuyến bay giảm khoảng 20% so với thời điểm trước hè. Bình quân mỗi ngày có khoảng 130 chuyến bay đến và đi.

Đã giải cứu hơn 600 người Việt Nam bị lừa sang Campuchia làm việc

Hàng trăm trường hợp bị lừa bán sang Campuchia lam việc trong các casino lừa đảo gây phẫn nộ dư luận trong nước thời gian qua. Nhất là khi clip ghi lại cảnh 42 người phá cửa trốn thoát khỏi một casino tại biên giới An Giang vượt sông về Việt Nam. Cơ quan chức năng đã vào cuộc điều tra.

anh-1-1655786144790-1662103224059_11zon.jpg

Theo Bộ Ngoại giao, tính đến thời điểm hiện tại, các cơ quan đại diện Việt Nam tại Campuchia đã phối hợp với cơ quan chức năng đưa hơn 600 công dân bị lừa, môi giới lao động trái phép về nước an toàn.

Xem thêm: Đã giải cứu hơn 600 người bị lừa sang Campuchia làm việc

Các cơ quan đại diện Việt Nam tại Campuchia đã tích cực trao đổi, hợp tác với các cơ quan chức năng sở tại trong việc hỗ trợ, giải cứu các công dân bị lừa đảo, môi giới lao động trái phép tại Campuchia.

Đồng thời, cơ quan chức năng cũng đề nghị phía Campuchia không xử phạt hành chính những người này.

Xem thêm: Bẫy 'ngọt ngào' và nước mắt lao động vượt biên trái phép

Hôm 1/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Phnom Penh đã tổ chức đưa về nước 26 công dân, thông qua cửa khẩu Tịnh Biên (tỉnh An Giang), trong đó có 11 người được giải cứu từ cơ sở lao động có liên quan tới vụ việc 42 công dân bỏ trốn, vượt sông về Việt Nam ngày 18/8, bao gồm cả 1 công dân bị bắt lại trong khi bỏ trốn.

Trường vận động phụ huynh góp tiền xây trạm biến áp, Sở GĐ-ĐT yêu cầu trả lại

Một trường THPT tại Hải Phòng vừa vận động phụ huynh học sinh góp tiền để xây dựng trạm biến áp trị giá gần 1 tỷ đồng. Câu chuyện gây xôn xao dư luận ngay trước thểm năm học mới, nhiều ý kiến trái chiều trên mạng xã hội đã ảnh hưởng không ít đến uy tín của ngành GD Hải Phòng.

image.vtc.vn-upload-2022-09-01-_2-07240887(1).jpg

Sáng 2/9, Sở GD-ĐT TP Hải Phòng thông tin kết quả xác minh, kiến nghị xử lý của tổ công tác liên quan đến vụ việc trên tại trường THPT Lê Chân.

Theo đó, việc vận động tài trợ để xây dựng trạm biến áp 250KVA-22/0,4KV tại Trường THPT Lê Chân là phù hợp với quy định. Có 480 phiếu thu ghi trước ngày 22/7/2022 (ngày Sở GD-ĐT phê duyệt kế hoạch tài trợ). Điều này đồng nghĩa với việc trường đã tiếp nhận tài trợ khi chưa được được Sở chấp thuận, phê duyệt kế hoạch, sai với quy định.

Xem thêm: Trường học vận động phụ huynh tài trợ xây trạm biến áp bị yêu cầu hoàn trả tiền

Việc nhà trường tiếp nhận tài trợ (thực chất là thu bằng tiền mặt) đối với học sinh khối 10, vào trước năm học, vào thời gian thực hiện thủ tục tuyển sinh đầu cấp là không đúng với chỉ đạo của Sở.

Sở yêu cầu Trường THPT Lê Chân dừng ngay triển khai thực hiện việc vận động tài trợ xây dựng trạm biến áp 250KVA-22/0,4KV tại nhà trường, đồng thời hoàn trả lại số tiền đã huy động được.

Không ‘tỉnh ngộ’ Đà Lạt sẽ còn ngập lụt nghiêm trọng hơn

Hình ảnh dòng nước cuồn cuộn và những chiếc xe bị ngập nước quá nửa tại Đà Lạt hôm 1/9 đã không còn gây ngạc nhiên, nhưng khiến tất cả sửng sốt vì mức độ ngập lụt tại đây ngày càng nghiêm trọng hơn.

image.vtc.vn-upload-2022-09-01-_bc19dcb0-d920-497f-b511-9cf92c505119-17142734(1).jpeg

Lâu nay, Đà Lạt chưa có trận ngập lụt lớn và đối với trận lụt này, phải xem là lời cảnh báo từ thiên nhiên. Chỉ sau 20 năm, diện tích rừng nội ô Đà Lạt giảm hơn 200ha, trung bình mỗi năm rừng nội ô Đà Lạt giảm 10ha. Hàng loạt nhà kính mọc lên để phục vụ nông nghiệp nhưng hậu quả khiến việc thoát nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Xem thêm: Lời cảnh báo của thiên nhiên

Vì sao nước lên nhanh? Câu trả lời là cống thoát nước không kịp, rác ngập khắp nơi, ngập từ trong cống đến ngoài miệng cống, người dân phải móc rác để nước thoát. Hãy xem lại tình trạng xả rác bừa bãi ở thành phố này. Đà Lạt nổi tiếng với những trận núi rác Cam Ly sụp đổ, tràn vào vườn nhà dân. Nếu không quản lý thu gom và xử lý rác tốt, nhiều khu vực ở Đà Lạt sẽ bị ngập lụt do rác nghẹt cống như tình trạng của TPHCM.

Xem thêm: Mưa như trút, Đà Lạt ngập trong biển nước

Vì sao nước lên nhanh? Vì đô thị hóa nhanh nên Đà Lạt mất nhiều diện tích mặt đất, thay vào đó là bê tông, nhựa đường, xi măng. Nếu chỉ xây dựng nhà cửa, công trình, khu đô thị mà bỏ qua quy luật thoát nước của tự nhiên thì cái giá phải trả là ngập lụt. Không điều trị căn bệnh này sớm, sẽ đến lúc không thể cứu được nữa giống như TPHCM.

Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Thời sự 24 giờ: Rộn ràng mừng 2/9. Giải cứu công dân Việt Nam bị lừa sang Campuchia làm việc. Bài học từ ‘vùng lũ’ Đà Lạt
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO