Thời sự 24 giờ: Mời chuyên gia Nhật Bản đến hỗ trợ vụ bé Hạo Nam; Phê chuẩn bổ nhiệm hai tân Phó Thủ tướng

Tổng hợp| 06/01/2023 06:00

Ông Đoàn Tấn Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết tổ chuyên gia Nhật Bản gồm 8 người đã trực tiếp đến hiện trường nơi bé Hạo Nam gặp nạn, tìm hiểu kỹ càng, tính toán chọn giải pháp tốt nhất để triển khai cứu hộ

Ông Trần Lưu Quang, ông Trần Hồng Hà làm Phó Thủ tướng Chính phủ

Chiều 5/1, Quốc hội khoá XV đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn bổ nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ đối với ông Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT); ông Trần Lưu Quang, Bí thư Thành ủy Hải Phòng.

tan-pho-thu-tuong-chinh-phu-1672909948435_11zon.jpg

Xem thêm: Chia sẻ đầu tiên của Tân Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà

Với việc kiện toàn này, Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 hiện có 4 Phó Thủ tướng, gồm các ông: Lê Minh Khái, Lê Văn Thành, Trần Hồng Hà và Trần Lưu Quang.

Ông Trần Hồng Hà sinh năm 1963, quê ở tỉnh Hà Tĩnh; trình độ chuyên môn: tiến sĩ Tổ chức, Khai thác khoáng sản. Ông là ủy viên Trung ương Đảng các khóa: XI (dự khuyết), XII, XIII; Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ TN-MT; đại biểu Quốc hội khóa XIV.

Ông Trần Lưu Quang sinh năm 1967, quê ở tỉnh Tây Ninh; trình độ chuyên môn: thạc sĩ Quản lý công, kỹ sư cơ khí. Ông là Ủy viên Trung ương Đảng các khóa: XI (dự khuyết), XII, XIII; Bí thư Thành ủy Hải Phòng từ tháng 4/2021.

Đưa chuyên gia Nhật Bản đến hỗ trợ cứu hộ bé Hạo Nam

Chiều 5/1, ông Đoàn Tấn Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết “các lực lượng vẫn đang có mặt tại hiện trường nhưng đến thời điểm này, việc cứu hộ bé Hạo Nam chưa thể hoàn tất vì liên quan đến khó khăn kỹ thuật; các phương án đưa ra đang bị trở ngại”.

Xem thêm: Bé trai rơi xuống trụ bê tông: Tai nạn đau lòng và lời nhắc nhở day dứt

dong-thap-4-1174.jpg

Ông Bửu xác nhận, trong chiều 5/1, tổ chuyên gia Nhật Bản gồm 8 người đã trực tiếp đến hiện trường nơi bé Hạo Nam gặp nạn, tìm hiểu kỹ càng, tính toán chọn giải pháp tốt nhất để triển khai cứu hộ.

Xem thêm: Nghẹn ngào lời kể của người mẹ sau khi bé trai 10 tuổi tử vong

đoàn chuyên gia Nhật Bản đã đưa ra phương án rất khả thi nhưng thiết bị, phương tiện chưa tập hợp đủ. Các chuyên gia vẫn đang thảo luận, chọn phương án tối ưu, phù hợp năng lực, điều kiện của đội thi công.

Theo tìm hiểu, rạng sáng 5/1 khi thực hiện cẩu ống trụ bê tông thì xảy ra sự cố. Cụ thể, quá trình cẩu ống trụ gồm 3 đoạn ống đã khiến cho mối nối giữa ống thứ 2 và thứ 3 bị lệch. Do đó lực lượng hiện trường đã tạm dừng và có thể coi đây là thất bại.

Xem thêm: Mẹ Hạo Nam 'mong đưa con lên sớm, thêm đêm nữa lạnh lắm'

Ông Bửu cho biết thêm, tỉnh Đồng Tháp đang huy động thêm nhiều phương tiện, thiết bị, trong đó có một cẩu có tải trọng 120 tấn, từ nơi khác đến hiện trường vì cần phải dự phòng cho nhiều phương án khác nhau.

Được biết, từ khi xảy ra vụ tai nạn với bé Hạo Nam tại công trình xây dựng cầu Rọc Sen ở xã Phú Lợi, huyện Thanh Bình, chính quyền tỉnh Đồng Tháp đã tiếp nhận được nhiều ý kiến, góp ý, các phương án của chuyên gia trong và ngoài nước, có kinh nghiệm, am tường trong lĩnh vực cứu hộ, cầu phà…

Ông Thái Văn Tấn Tài (SN 1983, ngụ xã Phú Lợi, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp) - cha của bé Hạo Nam - đồng ý cho các ngành chuyên môn tìm cách đưa thi thể cháu lên khỏi trụ bê-tông, tổ chức xử lý thi thể, tổ chức khâm liệm và đưa cháu về nơi an nghỉ cuối cùng.

Xem thêm: Cha Hạo Nam đồng ý xử lý thi thể, tổ chức khâm liệm con

Ông Tài cho biết: "Tôi đồng ý cho ngành chuyên môn tìm cách đưa thi thể con tôi lên khỏi trụ bê-tông; đồng thời cho gia đình đến nhận diện bé". Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp chia sẻ nỗi đau, mất mát của gia đình; đồng thời mong ông Tài và người thân trong gia đình cố gắng vượt qua nỗi đau, hết sức bình tỉnh để lo hậu sự cho cháu. Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị chính quyền địa phương hỗ trợ gia đình về mọi mặt.

Bắt cựu đại sứ Việt Nam tại Malaysia trong vụ "chuyến bay giải cứu"

Ngày 5/1, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam đối với 2 bị can trong vụ ‘chuyến bay giải cứu’.

Theo đó, bị bắt tạm giam Trần Việt Thái (SN 1974), nguyên đại sứ Việt Nam tại Malaysia và khởi tố, cấm đi khỏi nơi cư trú, Lệnh khám xét đối với ông Nguyễn Hoàng Linh, sinh năm 1986; nguyên cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia.

nld.mediacdn.vn-zoom-600_315-291774122806476800-2023-1-5-_indonesia-1-1606706901605608674870-164341726464978117966-16729223968481866503687(1).jpeg

Hiện, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đang tiếp tục mở rộng điều tra vụ án để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Đây là diễn biến mới trong quá trình Bộ Công an mở rộng điều tra vụ án "Đưa hối lộ, nhận hối lộ, môi giới hối lộ; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và lừa đảo chiếm đoạt tài sản" xảy ra tại Bộ Ngoại giao, Hà Nội và các tỉnh, thành phố trên cả nước.

Trước đó, ngày 22/12, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã khởi tố bị can, ra lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét chỗ ở và nơi làm việc đối với Vũ Hồng Nam (59 tuổi) - cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, cựu Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Nhật Bản, để điều tra về tội Nhận hối lộ trong vụ án "chuyến bay giải cứu".

Bắt 3 cán bộ Cục Đăng kiểm Việt Nam về tội nhận hối lộ

Tối 5/1, Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh văn phòng Bộ Công an xác nhận CA TP.HCM đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét chỗ ở đối với một số cán bộ của Cục Đăng kiểm Việt Nam, gồm: Trần Anh Quân, Quyền Trưởng phòng kiểm định xe cơ giới; Đặng Trần Khanh, Phó Trưởng phòng kiểm định xe cơ giới; Phạm Đức Ngọc, chuyên viên Phòng Kiểm định xe cơ giới về tội Nhận hối lộ.

Xem thêm: Giám đốc ‘mù chữ’ điều hành trung tâm đăng kiểm như thế nào?

3227790225337340386964673243437860731797174n-1672914844235802777444.jpg

Xem thêm: Vì sao không biết chữ vẫn làm giám đốc trung tâm đăng kiểm?

Đây là diễn biến mới nhất khi mở rộng điều tra các vụ án “Môi giới hối lộ”, “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ” và “Giả mạo trong công tác” xảy ra tại các Trung tâm đăng kiểm trên địa bàn TP.HCM, Long An, Tiền Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Bến Tre.

Xem thêm: Sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm được phát hiện thế nào

Trước đó, thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, Công an TP. HCM đã xác lập các chuyên án để đấu tranh, làm rõ các hành vi sai phạm, tiêu cực trong quá trình cấp giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ cho hơn 70.000 phương tiện tại 12 Trung tâm đăng kiểm trên địa bàn TP.HCM và các tỉnh Long An, Tiền Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Bến Tre.

Xem thêm: Chuyện oái oăm của tài xế trong "cơn bê bối đăng kiểm"

Cuối tháng 12/2022, tại Hà Nội, Công an TP.HCM chủ trì, phối hợp Công an Hà Nội và các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an thực hiện Lệnh khám xét khẩn cấp Phòng Kiểm định xe cơ giới, Cục Đăng kiểm Việt Nam; thu giữ nhiều hồ sơ, tài liệu, các máy tính chung của Phòng Kiểm định xe cơ giới và các máy tính cá nhân có dữ liệu để phục vụ công tác điều tra.

Xem thêm: Garage ôtô giảm doanh thu do siết đăng kiểm

Công an TP.HCM đang phối hợp với công an các đơn vị, địa phương xác minh, đấu tranh, phát hiện các hành vi tương tự để xử lý nghiêm theo quy định.

    Nổi bật Việt Báo
    Đừng bỏ lỡ
    Thời sự 24 giờ: Mời chuyên gia Nhật Bản đến hỗ trợ vụ bé Hạo Nam; Phê chuẩn bổ nhiệm hai tân Phó Thủ tướng
    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO