Thói quen sai lầm trước khi ngủ bạn nên chấm dứt càng sớm càng tốt

04/09/2022 09:39

Giấc ngủ đóng một vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của mỗi con người. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách để có một giấc ngủ chất lượng, giúp cơ thể “nạp” lại năng lượng.

BSCK II Nguyễn Đình Tuấn – nguyên bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, cho biết, tỷ lệ người mất ngủ chiếm khoảng 1/3 dân số (chỉ tính người trưởng thành). Đặc biệt, tình trạng này đang có xu hướng gia tăng kể từ khi dịch bệnh Covid-19 xuất hiện. BS Tuấn chia sẻ một số thói quen, sai lầm thường gặp trước khi ngủ nhiều người thường mắc:

- Dùng điện thoại trước khi ngủ: Hiện nay rất nhiều người có thói quen sử dụng điện thoại vào buổi tối, trước giờ đi ngủ. Điều này xuất phát từ quan điểm xem phim, đọc tin tức… khiến mắt mỏi, từ đó ngủ dễ hơn. Đây là thói quen vô cùng tai hại, ngoài việc khó vào giấc ngủ còn để lại nhiều hệ lụy với sức khỏe. Cụ thể, sau một ngày dài làm việc mệt mỏi, mắt đã phải điều tiết nhiều cộng với việc ban đêm khi mắt cần được nghỉ ngơi lại phải cố gắng duy trì cho việc sử dụng điện thoại, dẫn đến mỏi mắt. Ánh sáng xanh còn tác động đến đồng tử, làm giảm tần số chớp mắt, gây nên tình trạng khô mắt.

“Ngoài vấn đề trên, nhiều người thường hay xem phim trên tivi, máy tính, thậm chí xem các bộ phim kinh dị. Điều này không mang lại hiệu quả cho giấc ngủ do xem những bộ phim đó, không chỉ khiến tình trạng mất ngủ trầm trọng, còn gây ám ảnh bởi những cảnh trong phim. Thực chất, đây là hình thức bạo lực tinh thần, khiến tinh thần bị ám ảnh, khi ngủ không ngon giấc”, BS Tuấn chia sẻ.

- Tìm đến thuốc ngủ khi mất ngủ: BS Nguyễn Đình Tuấn thông tin việc này sẽ khiến cơ thể lệ thuộc vào thuốc. Có thể trong lần đầu sử dụng sẽ người bệnh đi vào giấc ngủ dễ hơn. Tuy nhiên, những lần sau đó việc sử dụng thuốc sẽ gia tăng hoặc không có thuốc không thể ngủ. Do vậy, người bệnh chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc.

- Nằm đọc sách trước khi đi ngủ: Không ít người nhận thức được tác hại khi xem điện thoại trước khi đi ngủ vì thế họ lựa chọn các đọc sách để đi vào giấc ngủ tốt hơn. BS Đình Tuấn cho rằng, đọc sách 15 phút trước khi ngủ được các bác sĩ khuyến cáo thực hiện. Tuy nhiên quá trình thực hiện phải khoa học và đúng cách. Theo đó, đọc sách phải đủ ánh sáng, tư thế ngồi đọc phải chuẩn, khuyến khích đọc sách tâm lý, tiểu thuyết. Việc chọn truyện kinh dị, tiểu thuyết kiếm hiệp sau đó nằm trên giường để đọc sẽ ảnh hưởng tới nhiều cơ quan cơ thể, trong đó có xương khớp, mắt.

- Tập thể dục, chơi thể thao trước khi ngủ: BS Nguyễn Đình Tuấn cho biết, tập luyện thể dục là rất tốt nhưng không nên thực hiện ngay sát giờ đi ngủ buổi tối, càng không nên tập các bài tập nặng. Hiện nay rất do ban ngày bận rộn công việc, vào buổi tối, nhiều người trẻ tranh thủ đá bóng, đánh cầu lông, bóng chuyền… sau đó tắm rửa và đi ngủ ngay. Điều này là phản khoa học bởi việc vận động căng thẳng, mệt mỏi sẽ khiến cho giấc ngủ không sâu. Ngoài ra, tắm ngay sau khi tập thể dục và đi ngủ dễ bị nhiễm lạnh. Những người có tiền sử bệnh lý tim mạch, huyết áp còn dễ dẫn đến nguy cơ tắc mạch máu, đột quỵ. Do vậy, buổi tối chỉ nên tập thể dục nhẹ nhàng như yoga, đi bộ thả lỏng và nên nghỉ trước khi đi ngủ ít nhất 1 tiếng.

Theo BS Đình Tuấn, mỗi lứa tuổi khác nhau sẽ có nhu cầu ngủ khác nhau. Người trưởng thành nên ngủ 7-9 tiếng/ngày và nên đi ngủ từ 21-22h hàng ngày. Để có thể ngủ sâu giấc, bạn cần thực hiện những việc sau:

- Ngủ đúng giờ, tốt nhất là 21-22 giờ. Với những người do đặc thù công việc, nên chọn một giờ cố định để bắt đầu vào giấc ngủ.

- Giấc ngủ trưa chỉ nên ngủ từ 15-30 phút. Bởi ngủ trưa quá nhiều buổi tối bạn sẽ mất ngủ, hơn nữa ngủ trưa quá nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến năng suất làm việc.

- Không dùng điện thoại di động, thiết bị có ánh sáng xanh khi ngủ.

- Không ăn quá no hoặc để bụng quá đói vào buổi tối.

- Không sử dụng rượu bia, cà phê… các chất kích thích trước khi đi ngủ.

- Nên thể dục nhẹ trước 1 tiếng khi đi ngủ.

- Phòng ngủ cần yên tĩnh, chăn gối đệm sạch sẽ. Không để phòng ngủ có yếu tố gây mùi như nước hoa, nến sáp. Bạn có thể dùng tinh dầu như sả, bưởi… nhưng không nên cho mùi quá đậm đặc.

- Bạn cần có tinh thần lạc quan, không đem những vấn đề cuộc sống vào giấc ngủ của mình.

- Tốt nhất nên tắt đèn ngủ để giấc ngủ sâu hơn. Gia đình có trẻ nhỏ, người già có thể dùng đèn ngủ để tránh trượt ngã. Nhưng chúng ta nên điều chỉnh cường độ ánh sáng nhẹ và dùng đèn có ánh sáng vàng.

Nguy cơ đáng ngại của việc ngủ ngáy, 7 cách đơn giản giúp giảm tình trạng nàyNgủ ngáy là một hiện tượng phổ biến thường gặp, vừa ảnh hưởng đến sức khỏe, vừa ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của người bên cạnh. Vậy ngủ ngáy có nguy hiểm không và cách khắc phục nó như thế nào?
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Thói quen sai lầm trước khi ngủ bạn nên chấm dứt càng sớm càng tốt
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO