Rượu ba kích liệu có hại hay có lợi?

Minh An (t/h)| 17/11/2020 20:42

Việt BáoTheo dân gian rượu ba kích tác dụng bổ thận, điều trị xuất tinh sớm, màu rượu tím rất đặc trưng nhưng tuy nhiên rượu ba kích không phải ai cũng dùng được, nhất là khi uống rượu anh em thường do vui mà uống quá chén.

Ba kích còn gọi ba kích thiên, dây ruột gà. Bộ phận dùng làm thuốc là rễ phơi hay sấy khô của cây ba kích thiên. Khi dùng rượu ngâm ba kích, mọi người cần chú ý đến cách chế biến và cách ngâm vì nó góp phần quyết định chất lượng của rượu.

Ba kích có vị cay, ngọt, tính ấm. Vào kinh thận, có tác dụng ôn thận trợ dương, mạnh gân cốt, khử phong thấp... Trong nhân dân, ba kích là một vị thuốc bổ trí não và tinh khí, dùng trong các bệnh liệt dương, xuất tinh sớm, di mộng tinh, phụ nữ kinh nguyệt không đều, còn dùng chữa bệnh phong thấp, mạnh gân cốt.

Ba kích có rễ to, mập, cùi dày, màu tía là loại tốt. Rễ sau khi đào lên rửa sạch đất, loại bỏ rễ con, phơi gần khô dùng chày gỗ đập nhẹ cho bẹp phần thịt (tránh giập nát) để lộ lõi nhỏ bên trong rút bỏ lõi, rồi phơi hoặc sấy tiếp cho thật khô sau đó cắt thành từng đoạn ngắn. Ba kích ngâm cùng rượu gạo hoặc rượu nếp, chừng hơn 30 ngày là có thể uống được, để càng lâu rượu càng đặc, càng ngọt. Nét đặc thù của rượu ba kích là khi ngâm lâu, rượu chuyển sang màu xanh tím, uống có mùi thơm ngậy.

Mặc dù ba kích giữ được khả năng cương cứng lâu nhưng không phải bổ dương. Vì ba kích có tính hàn nên phải sao với rượu để giảm bớt tính hàn, vào khí và huyết cho nhanh. Đặc biệt, lõi rễ cây ba kích có chất độc, khi chế biến không bỏ lõi sẽ gây hại tim. Hơn nữa, ba kích có tính hàn nên nếu uống nhiều, đàn ông dễ bị “Tào tháo đuổi”. Người bị khó xuất tinh mà dùng ba kích lâu dài là thật sai lầm vì nó sẽ gây rối loạn cương dương dễ dẫn đến liệt dương. Việc nam giới đi tìm những vị thuốc bổ dương để dùng là chuyện bình thường, nhưng có điều trước khi dùng họ nên đến khám bác sĩ để sự chọn lựa thêm đúng đắn.

Ảnh minh họa: Internet

Những lưu ý khi dùng rượu ba kích

Khoa học nghiên cứu đã chứng minh rằng lõi của ba kích có chứa hoạt chất không tốt cho hệ tim mạch: chất Rubiadin và carbohydrates. Chính vì vậy khi chế biến, nếu hoạt chất này không được loại bỏ sẽ có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người dùng. Những chất trên có trong lõi ba kích là chất cực độc có hại cho hệ tim mạch. Chính vì vậy khi sử dụng ba kích không bỏ lõi người dùng sẽ thấy chóng mặt, buồn nôn, tim đập dồn dập, thậm chí có thể khó thở và tử vong khi bị say.

Những người không nên dùng rượu ba kích

  • Những nam giới mắc bệnh khó xuất tinh, tinh trùng kém tuyệt đối không nên dùng rượu ba kích.
  • Phụ nữ mang thai, cho con bú tốt nhất không nên sử dụng rượu ba kích. Hoặc trước khi sử dụng nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc.
  • Rượu ba kích tuyệt đối không dành cho những người có tiểu sử mắc bệnh tim mạch. Thậm chí nếu lạm dùng dùng rượu ba kích bệnh tim mạch còn có nguy cơ tái phát cao, và làm bệnh trầm trọng hơn.
  • Người bị xơ gan, xơ gan, viêm dạ dày, viêm thận mạn, viêm ruột kết mạn, lao phổi, suy tim.. Trong rượu có ancohol – nguyên nhân gây xơ gan. Vì vậy, đối tượng này tuyệt đối không nên sử dụng rượu ba kích để tránh tác dụng phụ của ba kích tím.
  • Với những người mắc bệnh về đường tiêu hóa tuyệt đối không dùng rượu ba kích. Bởi rượu vốn là chất cồn có hại cho sức khỏe nói chung và hệ tiêu hóa nói riêng. Nếu hệ tiêu hóa đã kém cộng thêm sử dụng rượu ba kích lâu dài sẽ khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng.
  • Người có tiền sử các bệnh về mắt: cận thị, viễn thị, đau mắt… Rượu ba kích sẽ khiến mắt bạn càng thêm mờ và đau hơn.
  • Người già có thần kinh không minh mẫn. Trong khi đó, rượu ba kích lại ức chế thần kinh. Vì vậy, đối tượng này cũng nên hạn chế sử dụng.
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Rượu ba kích liệu có hại hay có lợi?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO