Nữ diễn viên mất mạng vì nhiễm trùng đường tiết niệu, tại sao bệnh này có thể gây tử vong?

11/01/2021 10:36

Nhiễm trùng đường tiết niệu là căn bệnh hiếm khi gây ra tử vong nhưng nữ diễn viên người Mỹ Tanya Roberts qua đời vì căn bệnh này vào ngày 4/1 tại Bệnh viện Cedars Sinai ở Beverly Hills.

Tanya Roberts, nữ diễn viên nổi tiếng người Mỹ, người đóng vai chính trong bộ phim sitcom truyền hình That '70s Show và bộ phim James Bond năm 1985 A View to Kill , đã qua đời ở tuổi 65 do nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) lan sang các bộ phận khác của cơ thể.

Nữ diễn viên mất mạng vì nhiễm trùng đường tiết niệu, tại sao bệnh này có thể gây tử vong? - 1
Nữ diễn viên mất mạng vì nhiễm trùng đường tiết niệu, tại sao bệnh này có thể gây tử vong? - 2

Tanya Roberts khi còn trẻ.

Sau khi thông tin đính chính còn sống được công bố, 24 giờ sau nữ diễn viên này đã ra đi vĩnh viễn. Bạn trai của bà là Lance O'Brian, 62 tuổi, cho biết bà rất khỏe trước khi bất ngờ ngã quỵ trong lúc dẫn chó cưng đi dạo vào đêm Giáng sinh. Tanya Roberts bị hụt hơi và ho nhẹ nên ban đầu mọi người nghĩ bà mắc Covid-19. Sáng hôm sau, bà ngã ra khỏi giường và được đưa đi bệnh viện cấp cứu với chẩn đoán bị nhiễm trùng đường tiết niệu.

Theo ông Lance O'Brian, sức khỏe của Tanya Roberts đã suy giảm nhanh chóng, nhiễm trùng lan đến gan, thận, túi mật, cuối cùng là máu. Vào thời điểm ông được phép vào bệnh viện để gặp mặt, Tanya Roberts đang hấp hối, chỉ có thể chớp mắt nhìn ông một lần khi ông ôm bà vào lòng một ngày trước khi bà qua đời.

Nữ diễn viên mất mạng vì nhiễm trùng đường tiết niệu, tại sao bệnh này có thể gây tử vong? - 3

Tanya Roberts qua đời ở tuổi 65

"Tôi mất đi tri kỷ của mình theo một cách không thể ngờ được. Cô ấy rất khỏe trước đó. Cô ấy chăm sóc sức khỏe tinh thần và thể chất tốt trước đó. Tôi không thể nhìn thấy cô ấy được nữa" – ông Lance O'Brian kể về người yêu.

Bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) là gì?

Nhiễm trùng đường tiết niệu hay đường tiểu là nhiễm trùng một phần hoặc nhiều phần của hệ đường tiểu gồm bàng quang, thận, niệu đạo, niệu quả. Đây là loại nhiễm trùng phổ biến thứ hai ở Mỹ, cứ 25 phụ nữ thì có 10 người mắc và cứ 25 năm thì có 3 người sẽ có các triệu chứng của nhiễm trùng tiết niệu trong suốt cuộc đời của họ. Mặc dù bệnh nhiễm trùng tiết niệu xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến hơn ở những người lớn tuổi.

“Đường tiết niệu là thuật ngữ dùng để chỉ tất cả các bộ phận của hệ tiết niệu, bao gồm thận, niệu quản (ống nhỏ nối thận và bàng quang), bàng quang và niệu đạo (ống nối bàng quang. ra bên ngoài)”, Tiến sĩ Brucker, giám đốc Chương trình Phẫu thuật Tái tạo và Y học Vùng chậu Nữ tại NYU Langone Health, nói với Health.

Nữ diễn viên mất mạng vì nhiễm trùng đường tiết niệu, tại sao bệnh này có thể gây tử vong? - 4

Bất kỳ cơ quan nào trong số các cơ quan này đều có thể bị nhiễm mầm bệnh, trong hầu hết các trường hợp là do vi khuẩn - trong đó phổ biến nhất làloại vi khuẩn được tìm thấy trong ruột hoặc đường tiêu hóa của chúng ta.

Tiến sĩ Brucker giải thích: “Vi khuẩn tự tìm đến đường tiết niệu và gây viêm khi cơ thể bạn bắt đầu phản ứng với nhiễm trùng. Trong hầu hết các trường hợp, nhiễm trùng tiết niệu thường là nhiễm trùng bàng quang hay còn gọi là viêm bàng quang cấp tính do vi khuẩn. Đây là nguyên nhân phổ biến gây ra nóng rát khi đi tiểu (khó tiểu), tiểu nhiều và tiểu gấp”.

Bạn thực sự có thể chết vì nhiễm trùng đường tiết niệu?

Khi phát hiện sớm, nhiễm trùng tiết niệu thường rất dễ điều trị (bằng thuốc kháng sinh nếu đó là nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc thuốc chống nấm nếu là nhiễm trùng do nấm). Nếu bác sĩ nghi ngờ rằng nhiễm trùng đã lan rộng, họ có thể đưa bệnh nhân đi làm các xét nghiệm bổ sung, chẳng hạn như xét nghiệm máu, chụp thận hoặc siêu âm.

"Trong một số trường hợp, hệ thống miễn dịch có thể phản ứng rất mạnh với nhiễm trùng. Đây được gọi là nhiễm trùng huyết, và nó thường biểu hiện bằng sốt, ớn lạnh và huyết áp rất thấp", tiến sĩ Brucker nói. “Đôi khi, vi khuẩn gây ra nhiễm trùng tiết niệu có thể lây nhiễm vào máu. Tình trạng này được gọi là urosepsis, một biến chứng nguy hiểm của nhiễm trùng tiết niệu, có thể gây tử vong.

Khi nhiễm trùng ở tiết niệu ảnh hưởng tới máu, nó có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Khi vi khuẩn này di chuyển trong máu và cơ thể, phản ứng viêm của cơ thể, cũng như các chất độc mà vi khuẩn có thể tiết ra, dẫn đến rối loạn chức năng của các cơ quan quan trọng Khi các cơ quan này bắt đầu bị hỏng, đây là điều cuối cùng có thể dẫn đến cái chết của bệnh nhân”.

Nữ diễn viên mất mạng vì nhiễm trùng đường tiết niệu, tại sao bệnh này có thể gây tử vong? - 5

Mặc dù nhiễm trùng tiết niệu có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết và gây tử vong, nhưng nó không phổ biến. Tiến sĩ Brucker cho biết hiếm khi nhiễm trùng tiết niệu gây ra tử vong. Trong một số trường hợp hiếm hoi, vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu hoặc bàng quang sẽ lây lan đến thận hoặc máu. Điều này có thể liên quan đến các yếu tố của bệnh nhân, chẳng hạn như di truyền và các tình trạng y tế khác, cũng như loại và chủng vi khuẩn. Một số bệnh nhân như người cao tuổi hoặc những người bị tắc nghẽn hệ thống tiết niệu như sỏi thận, có nhiều khả năng bị nhiễm trùng huyết hơn.

Phải làm gì nếu bạn nghi ngờ bị nhiễm trùng tiết niệu?

Bạn nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế nếu nghi ngờ bản thân bị nhiễm trùng tiết niệu. Tiến sĩ Brucker nói: “Xét nghiệm nước tiểu đơn giản có thể cho bác sĩ biết nếu bạn bị nhiễm trùng. Nếu có các dấu hiệu toàn thân, chẳng hạn như sốt và ớn lạnh hoặc tim đập nhanh (tức là không chỉ nóng rát khi đi tiểu), điều này cho thấy cơ thể đang gặp nguy hiểm. Những dấu hiệu này thường cho thấy sự khởi đầu của nhiễm trùng huyết và việc điều trị y tế kịp thời là quan trọng nhất”.

Dịch từ Health
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Nữ diễn viên mất mạng vì nhiễm trùng đường tiết niệu, tại sao bệnh này có thể gây tử vong?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO