Chuyên gia Hàn Quốc 60 tuổi đột quỵ khi đang làm việc

Ngọc Hân| 27/02/2021 13:02

Việt BáoThấy người bệnh nói đớ, yếu nhẹ nửa người bên phải các đồng nghiệp đưa ông đến bệnh viện.

Sáng 26/2, khoa Nội Tim Mạch Can Thiệp Tim Mạch, Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Tây Ninh tiến hành can thiệp mạch vành cấp cứu bệnh nhân người Hàn Quốc K.J.C, 60 tuổi, chuyên gia công ty tại khu công nghiệp thuộc tỉnh Tây Ninh). Các bác sĩ cho biết, người bệnh nhập viện trong tình trạng bệnh nhân mệt, yếu nửa người bên phải, khó thở.

Cách nhập viện 8 tiếng, bệnh nhân thấy đau đầu, than mệt, nói đớ, yếu nhẹ nửa người bên phải, nên đồng nghiệp đưa đi cấp cứu. Kết quả chụp MRI xác định, bệnh nhân bị nhồi máu não cấp.

Hiện sức khỏe người bệnh đã ổn định. Ảnh: BVCC.

Không lâu sau đó, bệnh diễn tiến khiến bệnh nhân lại cảm thấy mệt, đau vùng giữa ngực. Các bác sĩ tiến hành khảo sát điện tâm đồ, siêu âm và xét nghiệm men tim cho người bệnh. Kết được ghi nhậnm có tình trạng nhồi máu cơ tim cấp thành trước rộng Killip I với chỉ số troponin I-Hs tăng cao trên 13000 pg/mL.

Các bác sĩ tiến hành can thiệp đặt stent mạch vành cấp cứu người bệnh. Tuy nhiên, người bệnh là người Hàn Quốc nên không có người nhà tại Việt Nam.

Đứng trước tình huống cấp bách đó, các bác sĩ quyết định liên lạc và tư vấn với người thân của bệnh nhân đang ở tại Hàn Quốc qua điện thoại. Người nhà bệnh nhân sau khi hiểu rõ đã hết sức tin tưởng và quyết định cho bệnh nhân phẫu thuật.

Ca phẫu thuật của bệnh nhân thành công. Sau can thiệp, tình trạng bệnh nhân đã ổn định và hồi phục dần, tiến triển tốt.

Tại Việt Nam, những năm gần đây, số bệnh nhân nhập viện vì đột quỵ không ngừng tăng từ 1,7% lên 2,5%, tỉ lệ nam giới mắc gấp 4 lần nữ, tương đương khoảng 200.000 ca mắc mới đột quỵ mỗi năm, trong đó gần 50% số ca đột quỵ sẽ tử vong, 90% để lại di chứng. Như vậy, tỉ lệ tử vong do đột quỵ chỉ đứng sau ung thư (115.000 ca theo số liệu 2018).

Đột quỵ gồm 2 thể diễn biến là nhồi máu não (tắc mạch, chiếm 80-85%) và chảy máu não (vỡ mạch).

Hình ảnh phim chụp MRI của người bệnh trước và sau phẫu thuật. Ảnh: BVCC.

Giao sư Nguyễn Văn Thông, Chủ tịch Hội Đột quỵ Việt Nam cho biết, khung giờ vàng cho bệnh nhân đột quỵ là trước 4,5 giờ, khi đó bác sĩ có thể dùng thuốc tiêu huyết khối, ở khung 6 giờ, bác sĩ vẫn có thể can thiệp cơ học lấy huyết khối.

Tuy nhiên tỉ lệ bệnh nhân đột quỵ đến kịp khung giờ vàng tại Việt Nam chỉ chiếm 3,5%, tại một số BV lớn như Bạch Mai, tỉ lệ này cũng chỉ ở mức 5-7%, trong khi tỉ lệ này ở các nước phát triển dao động từ 12-17%.

Do đó việc nhận biết sớm những dấu hiệu của đột quỵ và sơ cứu đúng cách sẽ giúp bệnh nhân tăng tỉ lệ hồi phục, giảm tử vong. Trong đó đặc biệt lưu ý 3 dấu hiệu:

+ Thứ nhất, người bệnh đột ngột hôn mê, tê bì tay chân, mất ý thức, mất thăng bằng, không giơ được tay, chân, đau đầu dữ dội.

+ Thứ hai, bệnh nhân đột ngột nói khó hoặc không nói được, mồm méo.

+ Thứ ba, đột ngột mất hoặc giảm thị lực 1 trong 2 mắt.

Nếu người bệnh có 3 dấu hiệu cảnh báo trên thì 90% là đột quỵ. Trong lúc chờ xe cấp cứu, nên để bệnh nhân nằm nghiêng, móc hết đờm dãi, răng giả để tránh bị sặc, trong giai đoạn này tuyệt đối không cho bệnh nhân ăn, uống bất cứ thứ gì vì khi đó uống nước trắng cũng có thể gây sặc vào phổi.

Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Chuyên gia Hàn Quốc 60 tuổi đột quỵ khi đang làm việc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO