Chứng bệnh khiến nam thanh niên bất ngờ lao đầu vào bánh sau xe buýt tử vong

01/01/2021 08:00

Video đăng tải trên mạng xã hội gần đây ghi lại hình ảnh nam thanh niên lao đầu vào bánh sau xe buýt khiến nhiều người rùng mình.

Mới đây, trên mạng xã hội đang xôn xao với đoạn clip ghi lại hình ảnh một nam thanh niên bất ngờ lao đầu vào bánh sau xe buýt tử vong thương tâm. Toàn bộ sự việc được một camera an ninh của nhà dân bên đường ghi lại.

Theo nội dung của đoạn clip, một thanh niên mặc quần đen, áo phông đen đang lững thững đi bộ trên vỉa hè và dừng lại ở cột báo điểm xe buýt bên đường. Lúc này, chiếc xe buýt số 29 (chợ Nông sản Thủ Đức ‎- Cát Lái) đi tới, nam thanh niên này bất ngờ nhảy ra đường, lao đầu vào bánh sau xe buýt dẫn đến tử vong thương tâm.

Trước đó, ở một số nhóm trên mạng xã hội có đưa tin tìm người bỏ nhà đi, theo mô tả phù hợp với nhận diện của nạn nhân. Thông tin tìm kiếm còn cho biết, nam thanh niên bị rối loạn lo âu.

Chứng bệnh gián tiếp khiến nam thanh niên bất ngờ lao đầu vào bánh sau xe buýt tử vong tại chỗ nguy hiểm thế nào? - Ảnh 2.

Đoạn đăng tải chia sẻ trên mạng xã hội.

Đây rất có thể là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới chuyện tự tử thương tâm này. Vậy chứng rối loạn lo âu là gì, đáng sợ như thế nào... Căn bệnh rất phổ biến vào thời hiện đại này thực sự không thể chủ quan.

Rối loạn lo âu là gì?

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta, dù là ai đi chăng nữa cũng không tránh khỏi với chuyện lo lắng nhiều vấn đề. Đây là cách não phản ứng với căng thẳng nhằm cảnh báo với bạn về mối nguy hiểm tiềm tàng phía trước. Mọi người đều cảm thấy lo lắng, ví dụ, bạn lo lắng khi đối mặt với một vấn đề trong công việc, trước khi làm bài kiểm tra hoặc trước khi đưa ra một quyết định quan trọng... Thỉnh thoảng lo lắng, không sao cả! Nhưng rối loạn lo âu lại là chuyện khác.

Theo Webmd, rối loạn lo âu là một nhóm bệnh tâm thần gây ra lo lắng, sợ hãi một cách thường xuyên, cảm giác luôn sống ngập trong những trạng thái cảm xúc này vậy. Lo lắng quá mức có thể khiến bạn tránh đi làm, đi học, gặp gỡ gia đình và nhiều tình huống trong thực tế cuộc sống có thể khơi ngòi hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng của rối loạn lo âu.

Rối loạn lo âu có những loại nào?

Các chuyên gia y tế nhận định có những loại rối loạn lo âu sau:

- Rối loạn lo âu lan tỏa: Bạn cảm thấy lo lắng và căng thẳng quá mức, lo lắng những điều không thực tế hoặc không có lý do.

- Rối loạn hoảng sợ: Bạn cảm thấy sợ hãi đột ngột, dữ dội, rơi vào hoảng loạn. Trong cơn hoảng loạn, bạn có thể đổ mồ hôi, đau ngực và tim đập thình thịch (đánh trống ngực). Đôi khi bạn có thể cảm thấy như bị nghẹt thở hoặc lên cơn đau tim.

- Rối loạn lo âu xã hội (sợ xã hội): Bạn cảm thấy lo lắng và tự ý thức về các tình huống xã hội hàng ngày. Bạn lo lắng một cách ám ảnh về việc người khác đánh giá mình hoặc làm mình xấu hổ hoặc chế giễu mình.

- Những ám ảnh cụ thể: Bạn cảm thấy sợ hãi dữ dội về một đối tượng hoặc tình huống cụ thể, chẳng hạn như độ cao. Nỗi sợ hãi vượt quá những gì phù hợp và có thể khiến bạn tránh những tình huống thông thường.

- Ám ảnh sợ khoảng trống: Bạn có cảm giác sợ hãi tột độ khi ở một nơi mà dường như bạn khó có thể thoát ra ngoài hoặc tìm sự giúp đỡ nếu trường hợp khẩn cấp xảy ra. Ví dụ, bạn có thể hoảng sợ hoặc cảm thấy lo lắng khi trên máy bay, phương tiện giao thông công cộng hoặc đứng trong hàng ngũ đám đông.

Chứng bệnh khiến nam thanh niên bất ngờ lao đầu vào bánh sau xe buýt tử vong tại chỗ nguy hiểm thế nào? - Ảnh 4.

Liệu bạn có bị rối loạn lo âu?

- Rối loạn lo âu chia ly: Trẻ nhỏ không phải là những người duy nhất cảm thấy sợ hãi hoặc lo lắng khi một người thân yêu rời đi. Bất kỳ ai cũng có thể mắc chứng rối loạn lo âu chia ly. Bạn sẽ cảm thấy rất lo lắng hoặc sợ hãi khi một người mà bạn thân thiết rời khỏi tầm mắt của bạn. Bạn sẽ luôn lo lắng rằng điều gì đó tồi tệ có thể xảy ra với người thân của bạn.

- Im lặng có chọn lọc: Đây là một dạng lo âu xã hội, trong đó những đứa trẻ nói chuyện bình thường với gia đình không nói chuyện trước đám đông, như ở trường học.

- Rối loạn lo âu do thuốc: Sử dụng một số loại thuốc hoặc các loại thuốc bất hợp pháp hoặc ngừng sử dụng một số loại thuốc nhất định, có thể gây ra một số triệu chứng của rối loạn lo âu.

Rối loạn lo âu có những triệu chứng cụ thể là gì?

Triệu chứng chính của rối loạn lo âu là sợ hãi hoặc lo lắng quá mức. Rối loạn lo âu cũng có thể khiến bạn khó thở, khó ngủ, bất động và khó tập trung. Các triệu chứng cụ thể của bạn phụ thuộc vào loại rối loạn lo âu mà bạn mắc phải. Trong đó, các triệu chứng thường gặp của rối loạn lo âu là:

- Hoảng sợ, sợ hãi và lo lắng.

- Cảm giác hoảng sợ như sắp diệt vong, tận thế.

- Gặp các vấn đề về giấc ngủ.

- Không thể bình tĩnh và tâm trí cũng không thể tĩnh lặng.

- Tay hoặc chân lạnh, đổ mồ hôi, tê, ngứa ran.

- Thở hụt hơi.

- Thở nhanh và gấp hơn bình thường.

- Tim đập nhanh.

- Khô miệng.

- Buồn nôn.

- Căng cơ.

- Chóng mặt.

- Suy nghĩ về một vấn đề lặp đi lặp lại và không thể dừng lại.

- Không có khả năng tập trung.

- Tránh xa các đồ vật hoặc địa điểm đáng sợ một cách cố ý hoặc bị ám ảnh.

Chứng bệnh khiến nam thanh niên bất ngờ lao đầu vào bánh sau xe buýt tử vong tại chỗ nguy hiểm thế nào? - Ảnh 5.

Triệu chứng chính của rối loạn lo âu là sợ hãi hoặc lo lắng quá mức.

Rối loạn lo âu - Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ

Cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn không biết chính xác điều gì gây ra chứng rối loạn lo âu. Sự kết hợp phức tạp của nhiều thứ đóng một vai trò quan trọng trong việc ai có và không có.

Một số nguyên nhân gây nên rối loạn lo âu có thể là:

- Di truyền: Rối loạn lo âu có thể xảy ra trong gia đình.

- Mất cân bằng hóa học trong não: Một số nghiên cứu cho thấy rối loạn lo âu có thể liên quan đến các mạch bị lỗi trong não liên quan đến việc kiểm soát nỗi sợ hãi và cảm xúc.

- Môi trường căng thẳng: Điều này đề cập đến những sự kiện căng thẳng mà bạn đã thấy hoặc đã trải qua. Các sự kiện trong đời thường liên quan đến rối loạn lo âu bao gồm lạm dụng và bỏ rơi thời thơ ấu, cái chết của một người thân yêu, bị tấn công hoặc nhìn thấy bạo lực.

- Cai thuốc hoặc lạm dụng một số loại thuốc: Một số loại thuốc có thể được sử dụng để che giấu hoặc giảm các triệu chứng lo lắng nhất định. Rối loạn lo âu thường đi đôi với việc sử dụng rượu và chất gây nghiện.

- Điều kiện y tế: Một số tình trạng về tim, phổi và tuyến giáp có thể gây ra các triệu chứng tương tự như rối loạn lo âu hoặc làm cho các triệu chứng lo lắng tồi tệ hơn. Điều quan trọng là phải đi khám sức khỏe toàn diện để loại trừ các tình trạng bệnh lý khác khi nói chuyện với bác sĩ về sự lo lắng.

Chứng bệnh khiến nam thanh niên bất ngờ lao đầu vào bánh sau xe buýt tử vong tại chỗ nguy hiểm thế nào? - Ảnh 6.

Một số nghiên cứu cho thấy rối loạn lo âu có thể liên quan đến các mạch bị lỗi trong não liên quan đến việc kiểm soát nỗi sợ hãi và cảm xúc.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ rối loạn lo âu là:

- Tiền sử rối loạn sức khỏe tâm thần.

- Lạm dụng tình dục trẻ em hoặc bỏ bê tình cảm trong thời thơ ấu.

- Chấn thương.

- Thường xuyên đối mặt với những sự kiện tiêu cực trong cuộc sống.

- Bị bệnh nặng hoặc mắc bệnh mãn tính.

- Lạm dụng chất gây nghiện.

- Là một đứa trẻ nhút nhát.

- Lòng tự trọng thấp.

Rối loạn lo âu cần quản lý bằng cách nào?

Các mẹo này có thể giúp bạn kiểm soát hoặc giảm bớt các triệu chứng của mình:

- Tìm hiểu về chứng rối loạn của bạn: Bạn càng biết nhiều, bạn càng chuẩn bị tốt hơn để quản lý các triệu chứng và rào cản trên đường đi. Đừng ngại hỏi bác sĩ của bạn bất kỳ câu hỏi nào bạn có thể có. Hãy nhớ rằng bạn là một phần quan trọng trong nhóm chăm sóc sức khỏe của bạn.

- Bám sát kế hoạch điều trị của bạn: Việc dừng thuốc đột ngột có thể gây ra các tác dụng phụ khó chịu và thậm chí có thể gây ra các triệu chứng lo lắng.

Chứng bệnh khiến nam thanh niên bất ngờ lao đầu vào bánh sau xe buýt tử vong tại chỗ nguy hiểm thế nào? - Ảnh 7.

Lạm dụng chất kích thích làm tăng nguy cơ rối loạn lo âu.

- Cắt giảm thực phẩm và đồ uống có caffeine: Chẳng hạn như cà phê, trà, cola, nước tăng lực và sô cô la.

- Không sử dụng rượu và ma túy để tiêu khiển: Lạm dụng chất kích thích làm tăng nguy cơ rối loạn lo âu.

- Ăn uống đúng cách và tập thể dục: Các bài tập aerobic nhanh như chạy bộ và đi xe đạp giúp giải phóng các chất hóa học trong não giúp giảm căng thẳng và cải thiện tâm trạng của bạn.

- Ngủ ngon hơn: Các vấn đề về giấc ngủ và rối loạn lo âu thường đi đôi với nhau. Hãy ưu tiên việc nghỉ ngơi. Tạo cho mình thói quen thư giãn trước khi đi ngủ. Nếu bạn vẫn khó ngủ, hãy nói chuyện với bác sĩ.

- Học cách thư giãn: Quản lý căng thẳng là một phần quan trọng trong kế hoạch điều trị rối loạn lo âu của bạn. Những thứ như thiền định, hoặc chánh niệm, có thể giúp bạn thư giãn sau một ngày căng thẳng và có thể giúp việc điều trị của bạn hiệu quả hơn.

- Viết nhật ký: Viết ra những suy nghĩ của bạn trước khi ngày mới bắt đầu có thể giúp bạn thư giãn để không phải trằn trọc với những suy nghĩ lo lắng cả đêm.

- Quản lý những suy nghĩ tiêu cực của bạn: Suy nghĩ tích cực có thể giúp giảm lo lắng. Liệu pháp nhận thức hành vi có thể dạy bạn cách chuyển hướng suy nghĩ của mình.

- Gặp gỡ với bạn bè: Dù là gặp trực tiếp, qua điện thoại hay máy tính, các kết nối xã hội đều giúp mọi người cảm thấy thoải mái và thư giãn. Nhiều nghiên cứu cho thấy những người có một nhóm bạn thân ủng hộ và trò chuyện với họ có mức độ lo lắng xã hội thấp hơn.

Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Chứng bệnh khiến nam thanh niên bất ngờ lao đầu vào bánh sau xe buýt tử vong
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO