Để làm tốt công việc Tester, bạn cần kỹ năng gì?

Thông tin cần biết - Ngày đăng : 12:00, 08/11/2022

Tại Việt Nam, Tester phần mềm là nghề chưa quá phổ biến. Tuy nhiên những năm gần đây, khi công nghệ thông tin ngày càng phát triển thì cơ hội cho nghề Tester ngày càng mở rộng. Rất nhiều bạn trẻ yêu thích và muốn tìm kiếm cơ hội với công việc này.

Tuy nhiên công việc Tester không phải dành cho bất kì ai. Muốn trở thành một Tester chuyên nghiệp thì cần đánh giá xem bạn có những kỹ năng dưới đây không?

Kỹ năng lập trình và công cụ kiểm thử

Tester còn gọi là những kiểm thử, nhân viên kiểm nghiệm phần mềm. Vậy nên một trong những tiêu chí đầu tiên là bạn cần hiểu về ngôn ngữ lập trình.

Không cần quá chuyên sâu nhưng Tester cần có kỹ năng về thiết kế, lập trình, phân tích phần mềm. Đây được coi là kiến thức có tính điều kiện bắt buộc thường thấy trên các web tuyển dụng cho vị trí này.

Hơn nữa, bạn cần phải nắm được kiến thức về các công cụ quản lý hoạt động kiểm nghiệm, về hệ thống dữ liệu các phần mềm được sử dụng trong kiểm thử. Ví dụ như Oracle, hệ điều hành Linux, Defect Tracking tools hay các công cụ tự động hóa như Ranorex, Selenium… Sự hiểu biết này giúp bạn sử dụng thành thạo các công cụ đồng thời biết lựa chọn công cụ phù hợp nhất khi tiến hành công việc.

tester.jpg

Kỹ năng phân tích và phát hiện vấn đề

Công việc Tester là phát hiện vấn đề của sản phẩm kiểm thử để doanh nghiệp hay đội ngũ có cách xử lý sao cho sản phẩm hoàn thiện nhất trước khi đưa ra sử dụng.

Để làm được điều này, Tester cần kỹ năng phân tích. Từ phân tích yêu cầu của khách hàng, tới việc cần phải chia nhỏ công đoạn, chia nhỏ vấn đề để tìm ra những điểm mấu chốt của sản phẩm.Thậm chí Tester cần dự đoán những điều sẽ gặp phải khi nhiều người dùng sử dụng cùng một lức hoặc lật vấn đề khác với thông thường để đưa ra những đề xuất, giải phápcó tính dự báo cho doanh nghiệp. Tất cả những việc này cần tới kỹ năng phân tích và phát hiện vấn đề sắc sảo và nhanh chóng của một Tester.

Kỹ năng lập kế hoạch và báo cáo

Kiểm thử là một quy trình bao gồm nhiều việc và nhiều bước. Một vấn đề được phát hiện đôi khi phải mất hàng chục lần thử nghiệm. Nó đòi sự sự cẩn thận, kiên trì, buộc bạn phải tìm từng bước, từng khâu chặt chẽ. Để khoa học và không bị chồng chất thì bạn cần phải biết lập kế hoạch. Một kế hoạch cụ thể cho từng bước, từng giai đoạn và có sự phân bổ thời gian cụ thể.

gpo-tester-xu-huong-lam-viec-hot-cua-dan-cong-nghe-thong-tin-3.jpg

Hơn nữa, khi đã tìm ra vấn đề thì bạn cần trình bày chi tiết và đưa vào trong báo cáo. Từ ghi chép này, bạn có cơ sở để nhận xét và đánh giá đồng thời báo cáo đội ngũ liên quan để đưa ra phương hướng giải quyết. Viết báo cáo đầy đủ giúp bạn vừa nắm sát tiến độ công việc vừa giúp doanh nghiệp hay khách hàng chủ động trong các kế hoạch kinh doanh và có quyết định kịp thời, đúng đắn.

Tư duy độc lập và chủ động

Công việc Tester tương đối độc lập, từ môi trường làm việc tới chuyên môn. Tester có thể tự kiểm nghiệm phần mềm mà không cần hỗ trợ của người khác. Tuy nhiên, điều này lại đòi hỏi bạn một tư duy độc lập, chủ động. Chủ động làm việc, chủ động đánh giá vấn đề và đề xuất ra giải pháp, đó là một Tester chuyên nghiệp.

Ngoài ra, Tester cũng cần chủ động trong học tập kiến thức và công nghệ mới. Các công nghệ hay công cụ kiểm nghiệm thay đổi liên tục nên muốn vững chuyên môn thì Tester phảithường xuyên tự cập nhật, tự học nếu không muốn bị tụt hậu.

logo-1200-careerlink.png

Kỹ năng giao tiếp

Một sản phẩm hoàn thiệnchất lượng cao là thành quả của một đội ngũ. Tester chỉ là một mắt xích trong dây chuyền tạo ra sản phẩm đó. Trong quá trình làm việc với đội ngũ, Tester cần một kỹ năng giao tiếp tốt. Ít nhất bạn cần phải hiểu rõ, bạn đang nói chuyện với ai và mục đích để làm gì. Bạn cần truyền đạt vấn đề rõ ràng, kịp thời, dễ hiểu để đội ngũ nm bắt chính xác. Đồng thời bạn cần tới kỹ năng lắng nghe đồng đội để cũng thống nhất vấn đề và phương án giải quyết.

Hơn nữa, một sản phẩm ra đời đều hướng tới đáp ứng nhu cầu của người dùng. Muốn người dùng hài lòng thì bạn phải đặt mình vào vị trí khách hàng. Tester chính là người đóng vai khách hàng sử dụng sản phẩm. Ở vị trí này bạn cần hiểu tâm lý, nhu cầu, mong muốn của khách hàng khi sử dụng sản phẩm.Điều này đòi hỏi kỹ năng lắng nghe, thấu hiểu, giao tiếp tốt của một Tester. 

bạn là một tester ở bất kể lĩnh vực nào thì trên đây đều là kỹ năng quan trọng bạn cần phải có. Hi vọng chia sẻ này giúp bạn có định hướng rõ hơn về công việc Tester cũng như có lựa chọn đúng đắn và sớm rèn luyện để thành công trong công việc.

Nguyễn Lý