Ở quê hầu hạ bố mẹ chồng 13 năm, chồng lại ở bên ngoài nuôi nhân tình, tôi đưa ra quyết định khiến anh ta hối không kịp

Gia đình - Ngày đăng : 22:08, 05/08/2022

Càng về sau, chồng Ngọc, cũng không che giấu nữa, thẳng thắn thừa nhận chuyện ngoại tình còn nói điều rất khó tin: “Cô phải thông cảm cho tôi. Đàn ông ai cũng có nhu cầu sinh lý..."

Ngọc lớn lên ở nông thôn. Thời thơ ấu của cô gắn liền với sự chăm sóc của ông bà nội. Nói chung, cô chính là một đứa trẻ bị bố mẹ bỏ lại phía sau.

Quê Ngọc chủ yếu làm nông nghiệp, kinh tế tương đối lạc hậu. Mặc dù các thế hệ trước đều rất siêng năng, mỗi ngày đều “bắn mặt cho đất, bán lưng cho trời”, mồ hôi nhỏ thấm cả đất nhưng cũng chỉ vừa vặn đủ nuôi gia đình, thậm chí là thiếu thốn. Do đó, xa xứ làm ăn là sự lựa chọn của nhiều người. Bố mẹ Ngọc cũng vậy. Họ giao lại con cho bố mẹ rồi an tâm rời đi. Sau 20 năm bôn ba bên ngoài, bố mẹ Ngọc cũng tiết kiệm được 1 số tiền, không những đủ để con gái học xong đại học mà còn có 1 khoản để dưỡng già.

Tuy nhiên ở quê Ngọc, cung có những trường hợp thế này: Chỉ có người đàn ông đi làm ăn xa, người vợ thì ở nhà với con cái.

Gorky đã từng nói: "Hôn nhân là sự kết hợp của tinh thần của hai người, mục đích là để cùng nhau vượt qua tất cả những khó khăn và gian khổ của thế giới”.

Vì một tương lai chung, những người phụ nữ bị bỏ lại phía sau đã phải trải qua một cuộc hôn nhân không yêu thương, sống xa chồng trong nhiều năm, trong khi có nghĩa vụ phải chăm sóc con cái và hiếu thảo với cha mẹ chồng.

Một số người đàn ông sau khi đi ra ngoài, sẽ nhớ trách nhiệm của họ, cố gắng kiếm tiền để hỗ trợ gia đình, một số khác lại phụ sự chờ đợi cay đắng của vợ mình.

Một chuyên gia cảm xúc đã từng mô tả hôn nhân như thế này: “Mang lại cho một người phụ nữ hy vọng không phải là tình yêu, mà là trách nhiệm của người đàn ông; Mang lại cho một người đàn ông cảm giác an toàn không phải là tình yêu mà là sự hy sinh của một người phụ nữ cho gia đình”.

01. Để nuôi sống gia đình, cô đã trải qua 13 năm hôn nhân không yêu thương

21 năm trước, Ngọc, 23 tuổi, được cha mẹ và những người xung quanh giới thiệu nên kết hôn với chồng là Lực. Bọn họ kết hôn gần như không dựa nhiều trên cơ sở tình cảm, thời gian quen biết cũng không dài, chỉ vì nhà trai đưa lễ vật phù hợp với tâm ý của bố mẹ Ngọc, mà bản thân anh ta cũng không có khuyết điểm gì rõ ràng nên Ngọc liền theo ý kiến của bố mẹ mà gả đi.

Sau kết hôn, Ngọc sinh được một đứa con trai. Trước khi con trai 6 tuổi, gia đình 5 người sống ở quê nhà, giống như hầu hết mọi người, bằng cách làm nông.

"Kiếm không được tiền, thật sự quá khó khăn, không đủ chi tiêu, nợ như chúa chổm. Con trai lại sắp đi học, cần phải chi tiêu nhiều, sức khỏe của bố mẹ chồng lại không tốt, cần tiền để khám chữa bệnh. Tình thế bất đắc dĩ, chồng tôi quyết tâm đi làm ăn xa. Tôi thì có trách nhiệm vừa hầu hạ bố mẹ chồng, vừa chăm con trai nên chỉ có thể ở nhà”, Ngọc tâm sự.

Vì vậy, chồng Ngọc trở thành một anh nông dân đi làm công nhân, còn cô ở lại quê, sống một cuộc hôn nhân không yêu thương.

Ngọc kể: "Mỗi ngày tôi đều dậy sớm, nấu bữa sáng cho con trai, giục nó dậy đi học. Sau đó gọi bố chồng ăn cơm, đút cơm cho mẹ chồng, lại đi cho gà ăn, tưới rau trong vườn rau, giặt quần áo lau nhà, để ý mẹ chồng uống thuốc, chuẩn bị bữa trưa, buổi tối còn phải trông con trai làm bài tập về nhà… Khi con trai tôi vừa vào cấp 2, nó học ở trên huyện nên tôi gần như chạy từ đầu huyện đến cuối huyện để đưa đón”

02. Chăm sóc cha mẹ chồng, nuôi dạy con trai, nhưng chồng ở bên ngoài nuôi nhân tình, về nhà còn “khoa tay, múa chân” với vợ

13 năm, Ngọc ở quê hầu hạ bố mẹ chồng, nuôi dạy con trai, hầu như không có thời gian nghỉ ngơi. Mà chồng của cô lại từ người đàn ông tốt của gia đình, biến thành 1 gã lăng nhăng, quên mất người vợ tần tảo ở quê.

Lúc chồng mới ra ngoài làm thuê, còn rất nhớ vợ con, thường xuyên gọi điện về nhà. Anh cố gắng làm nhiều công việc, tiết kiệm chi tiêu, sau khi nhận lương, trước tiên sẽ gửi tiền về nhà nuôi gia đình. 3 năm đầu tiên, mỗi dịp Tết chồng đều về nhà, không quên mua quà cho vợ con và bố mẹ.

Tuy nhiên, ở bên ngoài một mình, chồng Ngọc đã thay đổi.

"Anh ấy đi làm thuê với bạn bè ở quê. Hơn một lần tôi nghe họ nói, chồng tôi có phụ nữ bên ngoài. Biết được tin này, tôi đặc biệt suy sụp, gọi điện thoại chất vấn anh ta, lại bị anh ta mắng một trận, nói là tôi suy diễn lung tung, chuyện không có, đừng đoán mò”.

Càng về sau, chồng Ngọc, cũng không che giấu nữa, thẳng thắn thừa nhận chuyện ngoại tình còn nói điều rất khó tin: “Cô phải thông cảm cho tôi. Đàn ông ai cũng có nhu cầu sinh lý, bên cạnh cần phải có phụ nữ ở cùng. Cô yên tâm, nể tình cô chăm sóc bố mẹ tôi, còn sinh con trai cho tôi, tôi sẽ không đụng đến địa vị người vợ của cô. 

Chuyện của tôi cô đừng quản nhiều. Ngoan ngoãn ở nhà chăm sóc bố mẹ, con cái là được, tôi sẽ gửi không ít tiền về”.

Ở quê hầu hạ bố mẹ chồng 13 năm, chồng lại ở bên ngoài nuôi nhân tình, tôi đưa ra quyết định khiến anh ta hối không kịp-1

Ngay từ đầu, Ngọc tất nhiên không thể chịu đựng được khuất nhục như vậy. Thế nhưng, bố mẹ chồng, cả bố mẹ đẻ cũng không ủng hộ cô, đều nói đàn ông bên ngoài có nhân tình là chuyện hết sức bình thường.

"Tôi không có nguồn lực kinh tế, cũng cần phải nuôi con trai đang tuổi ăn học. Nhưng bố mẹ không giúp, tôi biết tìm ai?” Rơi vào đường cùng, Ngọc đành chấp nhận thực tế để chồng bên ngoài hú hí với tình nhân, mình ở nhà cam phận làm dâu, làm mẹ. Càng quá đáng chính là, thái độ của chồng đối với cô càng ngày càng không kiên nhẫn, mỗi lần Tết về nhà, đều một phái tác phong đại gia, ngồi chờ vợ hầu hạ, một lời không hợp liền nhục mạ vợ.

03. Khi con trai lớn lên, điều đầu tiên nó làm là ủng hộ mẹ ly dị

Không phải hy sinh sẽ không có báo đáp, chỉ là thời gian chưa tới. Năm đó, khi con trai Ngọc học năm nhất Đại học, một lần nghỉ hè, nó đột nhiên nói với mẹ: "Mẹ, mẹ ly hôn đi!" Con trai nói câu này, dọa Ngọc sợ: "Nếu mẹ ly hôn, ai trả học phí cho con?" 

Biểu hiện của con trai đặc biệt bình tĩnh, nói chi tiết với mẹ rằng cậu đã có phương án riêng của mình: "Mẹ, học phí của con là 8 triệu, kỳ thật cũng không nhiều. Trong năm nay, con đã làm rất nhiều công việc bán thời gian, tiết kiệm được một số tiền. Con cũng dự định đi làm việc vào mùa hè này, sẽ tự kiếm tiền trả học phí.

Mẹ, con ở thành phố 1 năm, cùng các bạn học khác nhắc tới chuyện của mẹ, bọn chúng đều nói mẹ con mình ngốc. Con có một đứa bạn cùng lớp, mẹ nó làm người trông trẻ cho nhà người ta, hàng ngày cũng không làm nhiều như mẹ, một tháng có thể kiếm được 8 - 9 triệu. Một tháng bố có thể cho mẹ nhiều tiền như thế không?

Mẹ, mẹ không ghét bỏ bố nhưng con ghét bố lắm. Mẹ vất vả chăm sóc gia đình 13 năm, ông ấy lại ở bên ngoài làm chuyện xằng bậy, lúc về nhà thì coi gia đình như cái ống xả bực. Con nói mẹ biết, nếu mẹ không ly hôn, chờ con tốt nghiệp, lúc đó bên cạnh ông ấy không còn người phụ nữ nào, ông ấy chỉ có thể trở về hống hách, bắt mẹ phải hầu hạ! Uất ức này, mẹ đừng chịu đựng nữa!”

Nghe con trai nói, Ngọc cũng cảm thấy có lý, cũng cho rằng nỗ lực của mình không đáng. Nếu con trai đã có thể gánh vác trách nhiệm thì chồng cũng thành vô dụng. Vậy thì đã đến lúc cô nên rời đi, dù sao anh ta vô tình, cũng đừng trách người khác vô nghĩa.

"Tôi ở lại quê hầu hạ bố mẹ chồng 13 năm, anh lại ở bên ngoài nuôi nhân tình. Hiện tại bảo tôi đừng rời đi? Đã muộn rồi!" Đối mặt với người chồng cố ồn ào gắng ngăn cản mình ly hôn, Ngọc không hề dao động, quyết không thỏa hiệp.

Ở quê hầu hạ bố mẹ chồng 13 năm, chồng lại ở bên ngoài nuôi nhân tình, tôi đưa ra quyết định khiến anh ta hối không kịp-2

"Bố, bố nuôi con, chuyện này không sai. Vấn đề dưỡng lão của bố, con sẽ chịu trách nhiệm, tiền cấp dưỡng sẽ đưa bố. Nhưng mẹ tôi đối xử tốt với con hơn, con muốn mẹ hạnh phúc” - Đây là lời nói thể hiện sự kiên quyết ủng hộ bố mẹ ly hôn, không sợ hãi cha của con trai Ngọc.

Chồng sống chết không chấp nhận ly hôn. Đối với việc này, Ngọc đã chuẩn bị sẵn sàng: "Dù sao tôi cũng không có ý định tiếp tục với anh ta, giấy chứng nhận ly hôn có hay không không không sao cả. Tôi sẽ đi đến thị trấn, tìm một công việc và sống với con trai tôi. Về phần chồng cũ, anh ta hy vọng tôi không rời đi, tiếp tục phụ thuộc tôi hầu hạ bố mẹ anh ta, điều này không có cửa”.

04. Người đàn ông khiến con trai cũng ủng hộ mẹ ly hôn, đã hết thuốc chữa!

Có người nói: "Bất cứ ai rời bỏ bạn, không phải là quyết định đột ngột mà là trái tim phải từ từ trở nên lạnh, lá dần dần chuyển sang màu vàng, câu chuyện là từ từ viết đến kết thúc; và tình yêu là bởi vì quá nhiều thất vọng đã trở thành không còn yêu nữa”.

Người đàn ông khiến con cái ủng hộ mẹ nó ly hôn chính là người đàn ông đã hết thuốc chữa. Con cái của bạn làm như vậy có nghĩa là bạn đã khiến nó hoàn toàn thất vọng và mất đi phẩm giá mà một người cha nên có. Một người đàn ông như vậy sau khi về già, muốn có được sự tôn trọng và hiếu thảo của con cái họ, rất khó.

Khuyên đàn ông một câu, nếu không muốn gặp cảnh thê lương, hãy đối xử với vợ mình tốt một chút, đừng để người nhà lạnh lòng, chính mình xui xẻo!

Theo V.A - Vietnamnet