Vợ bất chấp chồng phản đối, đưa hết tiền tiết kiệm cho nhà mẹ đẻ, cách xử lý của tôi sau đó khiến cô ấy phải tâm phục khẩu phục

Gia đình - Ngày đăng : 20:00, 04/08/2022

Nếu một ngày nào đó, với tư cách là một người chồng, người vợ giấu chồng, tự quyết định đem hết tiền tiết kiệm trong nhà cho nhà mẹ đẻ thì bạn sẽ làm gì?

Mỗi cuộc hôn nhân hạnh phúc đều phải dựa trên tiền đề là sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau. Nếu trong hôn nhân mà một bên khư khư hành động 1 mình, không bàn bạc với người kia thì thứ bị ảnh hưởng trước nhất chính là tình cảm vợ chồng.

Nếu một ngày nào đó, với tư cách là một người chồng, người vợ giấu chồng, tự quyết định đem hết tiền tiết kiệm trong nhà cho nhà mẹ đẻ thì bạn sẽ làm gì?

Đức và vợ kết hôn được 5 năm. "Đầu ấp tay gối" nhiều năm như vậy, đương nhiên là đối với vợ, anh hiểu rõ như lòng bàn tay. Vợ anh là người chuyện lớn bé đều rõ ràng, chỉ có điều quá nghe lời mẹ. Mà nhà vợ còn có một em trai, đã đến tuổi kết hôn nhưng chưa có phòng cưới. Là anh rể, Đức vẫn sợ có ngày mẹ vợ sẽ lên tiếng nhờ cậy sự giúp đỡ của mình.

Nhưng cho tới lúc em vợ kết hôn, Đức vân chưa thấy nhà vợ mở miệng. Lúc đó anh còn nghi hoặc: “Hay nhà vợ giàu ngầm mà mình không biết?”

Trùng hợp thay, sau khi em vợ kết hôn, Đức gặp lao đao trong sự nghiệp. Để vượt qua khó khăn, anh chỉ có thể lấy số tiền tiết kiệm trong nhà ra dùng gấp. Nhưng số tiền này vốn là người vợ quản lý nên Đức nói lại tình hình công việc của mình với vợ và đưa nguyện vọng. Sự ấp a ấp úng của cô ấy sau đó khiến Đức nghi ngờ. Ban đầu vợ Đức nói đã cho bạn thân mượn, rồi lại nói cho họ hàng mượn. Cuối cùng, dưới sự truy vấn không mệt mỏi của Đức, cuối cùng cô ấy đành nói sự thật.

Thì ra, trước khi em trai kết hôn, mẹ vợ Đức đã tìm đến vợ anh, nhờ cậy cô ấy lo đại sự cho em. Lúc đó vợ Đức rất khó xử, bởi cô biết rõ nếu chồng biết, anh nhất định sẽ không đồng ý. Nhưng nhìn gương mặt tiều tụy của mẹ mình, cô cuối cùng vẫn quyết định giấu chồng, đem toàn bộ tiền tiết kiệm trong nhà mua cho em trai một căn hộ.

Đức nghe xong, lửa giận "phừng phừng", nhớ lại một thời gian dài bữa cơm nhà lúc nào cũng đạm bạc hơn bình thường, vợ anh còn nói: “Ăn thanh đạm tốt cho sức khỏe”. Ai ngờ đều có nguyên do cả. Tiền tiết kiệm đã dùng hết nên vợ cũng thắt chặt chi tiêu hơn.

Sau đó Đức trở về phòng. Sáng hôm sau, anh gọi vợ ra phòng khách rồi đặt đơn ly hôn lên bàn. Người vợ nhìn vào đơn ly hôn, nháy mắt liền im lặng.

Vợ bất chấp chồng phản đối, đưa hết tiền tiết kiệm cho nhà mẹ đẻ, cách xử lý của tôi sau đó khiến cô ấy phải tâm phục khẩu phục-1

Đức nói: “Ký tên đi, tôi không thể chấp nhận một người vợ lấy hết tài sản của gia đình để cho nhà đẻ. Hiện giờ giữa chúng ta không còn tiền tích cóp chung nữa, chỉ có căn nhà này. Nhà này là tài sản trước hôn nhân của cá nhân tôi nhưng tôi vẫn sẽ tự nguyện chia cho cô một nửa. Về số tiền cô đưa nhà mẹ đẻ thực ra đều là do tôi kiếm ra nên tôi sẽ thông qua con đường hợp lý để đòi lại”.

Sau khi nghe những lời này, người vợ chỉ có thể yên lặng rơi nước mắt. Cô biết, cho dù mình có nói gì bây giờ, cũng khó có thể nhận được sự tha thứ của chồng.

Cuối cùng, tình cảm vợ chồng Đức cũng dừng lại ở đó, nhưng Đức lại không thấy hối hận. Anh biết nếu cuộc hôn nhân này tiếp tục, nhà vợ vẫn sẽ nghĩ anh như cái bao gạo không đáy, không ngừng “đục khoét”, không những tiền tài bản thân bị hao tốn mà có ngày còn có thể bị nhà vợ liên lụy. Sau khi ly hôn, thông qua một cách hợp lý, cuối cùng Đức cũng thu hồi lại được số tiền tiết kiệm kia.

Theo V.A - Vietnamnet