Dàn nóng điều hòa có cần che khi trời mưa không? Nhiều người làm sai bảo sao điều hòa nhanh hỏng

Gia đình - Ngày đăng : 11:00, 30/06/2022

Dàn nóng điều hòa được lắp đặt ở ngoài trời nên khó tránh khỏi việc thường xuyên tiếp xúc với nắng mưa. Nhiều người lo ngại, nếu không che chắn dàn nóng sẽ khiến bộ phận này nhanh hỏng.

Điều hòa không khí có 2 bộ phận là: dàn nóng và dàn lạnh. Dàn lạnh được lắp ngay trong phòng, có tính năng hấp thụ nhiệt nhằm giúp phòng mát mẻ. Dàn nóng được lắp bên ngoài phòng làm lạnh có trách nhiệm xả nhiệt lượng nóng ra bên ngoài.

Do được lắp ở ngoài trời nên ngay ở khâu sản xuất, dàn nóng đã được thiết kế cấu tạo sao cho phù hợp với điều kiện ở bên ngoài. Vì vậy, dàn nóng của máy lạnh thường có thiết kế chống thấm nước, nên nước mưa thông thường không đáng ngại đến các bộ phận bên trong.

Dàn nóng điều hòa có cần che khi trời mưa không? Nhiều người làm sai bảo sao điều hòa nhanh hỏng-1

Việc lắp thêm một thiết bị che chắn cho dàn nóng của điều hòa là thừa và không cần thiết. Vì khi nước mưa bắn vào, cánh quạt sẽ xả nước mưa một cách tự nhiên trong quá trình hoạt động, hoàn toàn không gây hư hỏng cho dàn nóng. Hơn nữa, bề mặt của dàn nóng điều hòa được làm bằng sơn phủ chống ăn mòn và chịu được nhiệt độ cao nên không lo ngại về vấn đề tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Tuy nhiên, nếu điều kiện nhà bạn tốt hơn, việc lắp tấm che nắng vào vị trí đặt dàn nóng cũng không gây ra vấn đề gì. Tấm che này sẽ giúp giảm nhiệt độ khi điều hòa hoạt động, nhất là vào mùa hè, do đó có thể kéo dài tuổi thọ của điều hòa ở một mức độ nhất định.

Cũng cần lưu ý là không nên dùng bất cứ thứ gì che đậy kín dàn nóng, chỉ có thể làm mái che chắn hạn chế nắng mưa tạt vào. Vì dàn nóng có nhiệm vụ tỏa nhiệt ra môi trường việc che đậy quá kín dễ làm hỏng các bộ phận của thiết bị.

Hướng dẫn che cục nóng máy lạnh đúng cách

Không che kín cục nóng

Vì dàn nóng có nhiệm vụ tỏa nhiệt ra môi trường nên việc che đậy quá kín có thể làm hỏng các bộ phận của thiết bị, bạn chỉ cần làm mái che chắn hạn chế nắng mưa tạt vào là được.

Tránh gió thổi trực tiếp vào quạt của cục nóng

- Khi lắp đặt mái che dàn nóng nên tìm nơi thông thoáng, gió tốt. Không nên chọn chỗ quá kín để tránh cục nóng bị bí không xả hơi ra được.

- Tránh những nơi có gió thổi trực tiếp, vì nó sẽ gây ra một lực ép rất lớn làm hao điện. Cần chọn nơi gió thổi ngang qua, hoặc vuông góc với hướng quạt là tốt nhất. Vì khi đó, gió sẽ thổi nhiệt độ đi, giúp nó tản nhiệt nhanh hơn và ít tốn điện hơn.

Dàn nóng điều hòa có cần che khi trời mưa không? Nhiều người làm sai bảo sao điều hòa nhanh hỏng-2

Vị trí đặt cục nóng máy lạnh

Vị trí dễ dàng vệ sinh

Nên lắp ở vị trí thấp sao cho dễ bảo dưỡng và vệ sinh máy lạnh. Hạn chế lắp ở vị trí quá cao sẽ gây khó khăn cho việc tháo dỡ nếu có trục trặc gì xảy ra.

Ở nơi thông thoáng và được bảo vệ

Cấu tạo của dàn nóng có phần phức tạp hơn dàn lạnh vì đa phần công việc của hệ thống điều hòa sẽ do dàn nóng đảm nhiệm. Do đao, dàn nóng thường được đặt bên ngoài ở những vị trí thông thoáng và đảm bảo có được sự che chắn bảo vệ.

Hướng gió thổi vuông góc với quạt của cục nóng

Cần chọn nơi có hướng gió vuông góc với hướng quạt là tốt nhất, vì khi đó, gió sẽ thổi nhiệt độ của máy đi, giúp máy tản nhiệt nhanh hơn và ít tốn điện hơn.

Chú ý khoảng cách giữa 2 cục nóng - lạnh và tường

Dàn nóng điều hòa nên lắp đặt cách tường ít nhất 10cm, đặt làm sao để hướng gió thổi vuông góc với quạt của dàn nóng, tránh trường hợp đặt quạt ở nơi có gió thổi thẳng trực tiếp. Nên chọn vị trí để dễ dàng vệ sinh – bảo dưỡng để máy hoạt động hiệu quả và bền lâu hơn.

Dàn nóng điều hòa có cần che khi trời mưa không? Nhiều người làm sai bảo sao điều hòa nhanh hỏng-3

Khoảng cách tối đa giữa dàn nóng và dàn lạnh thông thường nên là 15m cho máy có công suất từ 9000 – 12000 BTU, còn khoảng cách tối thiểu giữa 2 dàn là 3m để máy có thể hoạt động tốt nhất. Khoảng cách độ cao giữa 2 dàn càng gần càng tốt, chênh lệch độ cao không quá 0.5m. Cần lưu ý không nên đặt cục nóng điều hòa cao hơn cục lạnh vì không tốt cho hoạt động của thiết bị.

Theo An Nhiên - Vietnamnet