Trong bếp múc canh cho mẹ chồng, nghe bà nói chuyện với em chồng, tôi lặng lẽ thêm nửa túi muối vào bát

Gia đình - Ngày đăng : 18:05, 29/05/2022

Trong lòng đột nhiên muốn tàn nhẫn, An múc một bát canh sườn rồi đổ nửa túi muối vào đó, chậm rãi bưng lên bàn ăn, rồi gọi mẹ chồng và em chồng tới.

An và chồng lúc kết hôn đều là tự làm mọi thứ, cốt là không để bố mẹ phải lo nghĩ. Chồng An rất thương mẹ anh, lúc nào cũng biết ơn bà vì đã vất vả cả đời người nuôi anh và em gái khôn lớn. Bản thân An và chồng lúc ấy chưa muốn kết hôn vội nhưng lại mang thai ngoài ý muốn nên cưới sớm trước 3, 4 năm. Sau kết hôn, việc mua nhà, mua xe đã khiến vợ chồng An gần như tiêu hết khoản tiền tiết kiệm nhiều năm, không những thế còn phải vay nợ bạn bè rất nhiều. Nhưng họ vẫn rất mừng vì có chỗ ăn ở ổn định và mời mẹ chồng đến sống cùng.

Cũng biết mẹ chồng cả đời vất vả nên lúc bà đến ở cùng nhà, An không yêu cầu bà phải làm gì. Lúc mang thai sinh con, An mới phải nhờ mẹ chồng phụ nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa hộ nhưng bà đều tỏ ra rất miễn cưỡng. Chồng An vì không muốn gia đình xảy ra mâu thuẫn nên mỗi ngày từ nơi làm việc về, đều ngay lập tức bận rộn với công việc nhà. Anh là người hiếu thảo, tốt tính, một mặt trấn an vợ, mặt khác cũng khuyên mẹ mình nên để tâm chăm sóc gia đình nhiều hơn, đừng lúc nào cũng ra ngoài chơi. Nhưng những lời này của anh về căn bản đối với mẹ chồng không có tác dụng. Bà luôn nói: “Lúc còn trẻ, tôi vất vả nuôi hai đứa con thì khi về già thì nên được hưởng phúc chứ? Tôi không muốn phải lao động nữa!” 

Mẹ chồng nói như vậy, An cũng không thể phản bác nên đành nhờ bố mẹ mình đến giúp. Lại nhắc đến cô em chồng. Lúc chị dâu phải chăm con nhỏ, chưa từng thấy đến thăm một lần, lúc nào cũng nói không đến được. Bây giờ đứa nhỏ đã qua thời kỳ bỉm sữa, em chồng lại rất thường xuyên đến thăm mẹ chồng. Sau khi đến nhà An thì cả ngày ở phòng khách cùng mẹ xem TV và nói chuyện phiếm, trong khi An thì cặm cụi trong bếp nấu đồ ăn cho họ. An biết có nói cũng không được nên chỉ có thể âm thầm nấu ăn.

Trong bếp múc canh cho mẹ chồng, nghe bà nói chuyện với em chồng, tôi lặng lẽ thêm nửa túi muối vào bát-1

Công việc của An cũng không quà vất vả. Hàng ngày sau giờ tan tầm, cô đều đi đón con trai. Bởi vì vẫn còn nợ phải trả nên mỗi tuần đi chợ, An đều lên kế hoạch chi tiêu rõ ràng, tuy nhiên vẫn cố đảm bảo số bữa ăn thịt, cá để con được phát triển toàn diện.

Hôm đó lúc An đi chợ về, đã thấy em chồng ở nhà. Vừa thấy chị dâu về, cô em chồng liền hỏi: “Tối nay ăn gì thế? Có gì ngon không?”. An đáp: “Cô chờ đi. Lát nữa nấu xong, chị bưng lên cho mẹ và cô ăn”. Trong khi đó, con trai An đặt cặp xách lên bàn học rồi chạy ra ngoài chơi với bọn trẻ hàng xóm.

An đang hí húi nấu ăn trong bếp, chợt khát nước nên định vào phòng khách lấy nước. Lúc đi qua thì nghe thấy mẹ chồng và em chồng đang lén lút nói chuyện, giọng rất nhỏ nhưng nghe rất rõ ràng. Em chồng nói: “Hôm nay con đói quá. Không biết chị ta có nấu cơm đủ hay không. Lúc nào cũng chỉ để phần đồ ăn ngon cho thằng nhỏ”. Mẹ chồng đáp: “Chị dâu mày thế đấy. Cái gì cũng “để thẳng Bi ăn”. Lát nữa nhân lúc nó đi gọi thằng Bi về ăn cơm, mày cứ vào bếp tự lấy mà ăn”. Em chồng lại nói: “Trẻ con thì ăn được bao nhiêu mà phần nhiều. Sao mẹ không mắng chi ta? Đến một bữa ăn cũng làm không tốt, làm người ta ăn không đủ no”. Mẹ chồng: “Tao không muốn quản nó. Nếu hôm nào ăn không đủ no thì tao ra quán ăn thêm. Mà mày đói thì mẹ cũng không quản được đâu. Tí ăn xong mẹ còn đi nhảy với mấy bà trong xóm. Mày ăn xong thì nhanh về nhà đi”. 

An nghe xong trong lòng rất khó chịu, cũng buồn vì mẹ chồng và em chồng không thông cảm. Vợ chồng cô bất đắc dĩ mới phải chi tiêu dè sẻn như vậy. Mà nhớ lại lúc trước vợ chồng An đến vay tiền em chồng, cô ấy còn trợn mắt nói không. An cũng không phải không muốn tiếp đón em chồng. Biết cô ấy tới, An đã nấu thêm cơm và đồ ăn. Trong khi em chồng mỗi lần đến đều rất tùy ý, đôi khi không thể chuẩn bị như mong muốn nên An phải nhường đồ ăn ngon đãi khách, còn mình thì ăn cơm thừa hoặc mì ăn liền. Trong lòng đột nhiên muốn tàn nhẫn, An múc một bát canh sườn rồi đổ nửa túi muối vào đó, chậm rãi bưng lên bàn ăn, rồi gọi mẹ chồng và em chồng tới.

Ngày hôm đó, sau một trận cãi nhau ra ngô ra khoai, An đuổi em chồng và mời mẹ chồng khỏi nhà. Cô cũng nói với họ rằng nếu thái độ của họ không thay đổi thì đừng hòng bước chân vào ngôi nhà này nữa. Với thân phận làm dâu, An có thể chịu thiệt thòi nhưng mẹ chồng và em chồng lại đối xử với con trai cô tệ như vậy thì cô không thể kiềm chế được nữa. Mặc chồng khuyên can thế nào, lần này An sẽ không bao giờ khoan nhượng!

Khi bước vào hôn nhân, người phụ nữ phải đối mặt với những mối quan hệ phức tạp như mẹ chồng - nàng dâu, chị dâu - em chồng. Thông thường, họ sẽ chọn cách nhún nhường để bảo toàn hôn nhân. Nhưng một khi bên kia quá đáng thì cũng cần phải thể hiện quan điểm rõ ràng của mình, nếu không sẽ khó mà có được hạnh phúc trong hôn nhân.

Theo V.A - Vietnamnet