Nga-Ukraine: Cuộc chiến tiêu hao bên ngoài xung đột quân sự trên chiến trường

Đối ngoại - Ngày đăng : 13:05, 23/05/2022

Khi Tổng thống Mỹ Biden ngày 21/5 ký dự án viện trợ 40 tỉ USD cho Ukraine, nhiều cơ quan truyền thông đã so sánh viện trợ của Mỹ và các nước châu Âu dành cho Ukraine với chi tiêu quân sự của Nga năm ngoái, tương đương 65,9 tỉ USD.

Bên cạnh thiệt hại về quân sự trên chiến trương, Ukraine còn bị thiệt hại nặng nề cho tiêu hao về kinh tế, tài chính (Ảnh: HK01).

Bên cạnh thiệt hại về quân sự trên chiến trương, Ukraine còn bị thiệt hại nặng nề cho tiêu hao về kinh tế, tài chính (Ảnh: HK01).

Sự so sánh như vậy dĩ nhiên có thể cho người ta một thông tin tham khảo, nhưng chắc chắn sẽ để lại suy nghĩ sai lầm rằng mặt quân sự là vấn đề quyết định chiến thắng trong cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine. Trên thực tế, liệu nền kinh tế và tài chính của hai nước có thể chịu đựng được thử thách kéo dài của cuộc chiến tranh tiêu hao hay không, cũng là một chìa khóa khác để giành chiến thắng trong cuộc chiến.

Theo ước tính của các cơ quan khác nhau, nền kinh tế Nga trong năm nay sẽ chỉ suy giảm khoảng 10%; ngược lại, Ngân hàng Thế giới dự kiến ​​nền kinh tế Ukraine sẽ giảm tới 45%. Trong số đó, xuất khẩu ngũ cốc gần đây ngày càng được chú ý nhiều hơn, sẽ là một trong nguyên nhân chính.

Hiện Ukraine còn khoảng 25 triệu tấn ngũ cốc chưa xuất khẩu được do các cảng bị đóng cửa. Mọi người chủ yếu quan tâm đến ảnh hưởng của việc này đối với nguồn cung cấp lương thực toàn cầu - lượng ngũ cốc này đủ cho nhu cầu trong một năm của 44 quốc gia kém phát triển nhất theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên, lương thực không thể xuất khẩu bình thường, điều này cũng giáng một đòn mạnh vào nền kinh tế Ukraine. Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc (FAO), nông nghiệp chiếm khoảng 20 đến 22% nền kinh tế Ukraine và chiếm tới 40% thu nhập xuất khẩu của nước này.

Nga-Ukraine: Cuộc chiến tiêu hao bên ngoài xung đột quân sự trên chiến trường ảnh 1

Ngày 21/5, Tổng thống Mỹ Biden đã kí dự án viện trợ 30 tỉ USD cho Ukraine.

Hơn nữa, khi các kho lương thực của Ukraine đầy ắp, người nông dân cũng sẽ khó thu hoạch cây vụ đông, điều này sẽ khiến thu nhập của vụ gieo trồng tới giảm đi rất nhiều.

Ngược lại, do giá năng lượng tăng mạnh, thu nhập của Nga đã tăng lên đáng kể mặc dù số lượng xuất khẩu năng lượng của nước này giảm sút. Người ta ước tính rằng thu nhập từ xuất khẩu năng lượng của Nga đã tăng tới hơn 80% trong quý I năm nay. Hơn nữa, vào lúc dòng chảy ngoại hối ra ngoài ít đi do hàng hóa nhập khẩu của Nga bị cắt giảm bởi các lệnh trừng phạt hoặc tự trừng phạt của doanh nghiệp, cộng thêm các chính sách khác, tỷ giá hối đoái của đồng rúp lại được duy trì.

Theo phân tích dữ liệu thời gian thực của The Economist vào đầu tháng 5, nền kinh tế Nga thực sự đang co lại, nhưng nó lại gần như đang ở trạng thái ổn định.

Nga-Ukraine: Cuộc chiến tiêu hao bên ngoài xung đột quân sự trên chiến trường ảnh 2

Nga đưa các nhà báo nước ngoài tới tham quan nhà máy bánh mì ở thành phố Kherson bị Nga kiểm soát vẫn hoạt động bình thường.

Tình hình ở Ukraine thì khác. Hiện tại, hệ thống ngân hàng và mạng Internet của Ukraine nhìn chung vẫn hoạt động được bình thường. Chính phủ trả lương cho nhân viên và quân đội, cũng như lương hưu, v.v. như thường lệ; các xí nghiệp vẫn tiếp tục trả lương cho công nhân viên. Theo một cuộc khảo sát của Phòng Thương mại Mỹ-Ukraina, mặc dù số lượng công ty hoạt động bình thường đã giảm xuống còn khoảng 40%, nhưng số Công ty chi trả lương như bình thường vẫn là gần 90 %. Điều này cũng giải thích tại sao doanh thu từ thuế trả lương của chính phủ Ukraine hầu như không giảm. Tuy nhiên, trong thời điểm nền kinh tế lao dốc và chi tiêu cho chiến tranh tăng chóng mặt, tài chính của chính phủ Ukraine luôn bị ảnh hưởng bởi chiến tranh, đặc biệt là chi tiêu quân sự tăng cao. Theo ước tính riêng của Ukraine, nước này cần thêm 5 tỉ USD mỗi tháng để duy trì các dịch vụ cơ bản và trả lương cho binh lính. Con số này gần tương đương với 3% GDP thời chiến của Ukraine.

Nếu muốn giải quyết vấn đề xuất khẩu ngũ cốc ở Ukraine, mà các cảng vẫn chưa được mở, thì vận tải đường bộ trong tình huống lý tưởng nhất cũng chỉ có thể thay thế được 20% số lượng xuất khẩu từ cảng biển. Do đó, với giả định rằng cuộc chiến sẽ tiếp tục trong một thời gian dài, quy mô tài trợ của nước ngoài cho Ukraine phải được tiếp tục ở mức hiện tại, nếu không, thất bại của Ukraine có thể không nằm trên chiến trường, mà là ở tài chính của chính phủ.

Cho đến nay, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) đã hỗ trợ khẩn cấp cho Ukraine khoảng 1,5 tỉ USD; Ủy ban châu Âu cũng đề xuất khoản vay lên tới 9 tỷ euro vào tuần trước; các nước G7 vào ngày 20/5 đề xuất hỗ trợ nền kinh tế Ukraine 20 tỉ USD. Trong dự án viện trợ 40 tỉ USD do ông Biden ký hôm 21/5, có 7,5 tỉ USD được sử dụng để tài trợ kinh tế. Nếu chiến tranh có thể kết thúc trong vòng một vài tháng tới, khoản viện trợ như vậy có thể đủ. Tuy nhiên, nếu cuộc chiến vẫn tiếp diễn, vào thời điểm mà cuộc chiến ở Ukraine đang dần mất đi sự chú ý của người dân phương Tây, liệu Mỹ và châu Âu có thể tiếp tục tài trợ cho Ukraine trên quy mô này hay không đã trở thành một câu hỏi lớn.

Nga-Ukraine: Cuộc chiến tiêu hao bên ngoài xung đột quân sự trên chiến trường ảnh 3

Có ý kiến đề xuất tịch thu 300 tỉ USD tài sản của Nga bị phong tỏa ở Mỹ và phương Tây để viện trợ cho Ukraine.

Do đó, trong các cuộc thảo luận về chính trị quốc tế ở phương Tây, người ta đang bàn tán rằng gần 300 tỉ USD tài sản ở nước ngoài của Ngân hàng Trung ương Nga, hiện đang bị phong tỏa, có thể bị tịch thu và dùng để viện trợ cho Ukraine. Tuy nhiên, điều này sẽ gặp phải những khó khăn về pháp lý lớn đối với cả Mỹ và EU, đồng thời nó cũng khiến phương Tây mất đi một con bài thương lượng quan trọng trong đàm phán ngừng bắn giữa Nga và Ukraine. Về lâu dài, nó thậm chí sẽ đe dọa đến độ tin cậy chính trị về tài sản của Mỹ và Châu Âu. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellens đã ám chỉ rằng động thái này phụ thuộc vào ý muốn của các nước châu Âu.

Mặt khác, EU cũng đang thảo luận về việc có nên cùng nhau đi vay một lần nữa cho cuộc chiến Ukraine, một mặt dùng làm kinh phí viện trợ cho Ukraine, mặt khác để đẩy nhanh việc EU rút khỏi sự phụ thuộc vào nguồn cung cấp năng lượng của Nga. Nhưng điều đó có lẽ khó có thể xảy ra khi Đức tuần trước đã kêu gọi các nước EU cắt giảm chi tiêu công tăng vọt trong bối cảnh đại dịch COVID-19.

Qua đây có thể thấy, ngoài cuộc chiến tiêu hao trên chiến trường, cuộc chiến tranh tiêu hao kinh tế cũng sẽ là một vấn đề lớn tác động đến xu hướng diễn biến của cuộc xung đột Nga-Ukraine trong tương lai.

(Theo HK01).

Thu Thủy