Kết hôn với nữ tiến sĩ từng một đời chồng, chưa đầy nửa năm, tôi muốn ly dị, lý do khó nói

Gia đình - Ngày đăng : 12:07, 20/05/2022

Thành muốn cảnh báo tất cả mọi người, nếu kết hôn, nên tìm phụ nữ cùng đẳng cấp với mình, nữ tiến sĩ là quá xa tầm với.

Thành ngồi một mình ở đầu giường, nhìn vào ghế sofa ở đằng xa. Vợ anh đang bận rộn với công việc của cô ấy. Dù bây giờ đã là 10 giờ tối, cô ấy vẫn bận rộn như vậy. Vợ chồng Thành kết hôn gần 6 tháng nhưng số ngày ở cùng phòng có thể đếm được trên đầu ngón tay. Tình cảm thì không lạnh cũng không nóng, chẳng mặn cũng chẳng nhạt.

Trong lòng rất buồn, Thành hỏi vợ: “Vợ, em có phải là phụ nữ không? Em có biết là mình có chồng không?” 

Vợ Thành là tiến sĩ, trước đó đã từng ly hôn. Sở dĩ ly hôn là vì người chồng cũ cảm thấy bị bỏ rơi. Hơn nữa, khi đó họ vẫn chưa có con, mẹ chồng cảm thấy cuộc hôn nhân không thể tiếp tục duy trì nên buộc hai người phải ly hôn. Bản thân là tiến sĩ, lúc nào cũng bận rộn, không muốn bị chuyện này làm phiền nên cô ấy đồng ý.

Thành quen biết vợ thông qua bạn bè giới thiệu. Ban đầu cô ấy không nói từng có một đời chồng, chỉ nói bản thân thời gian qua tập trung học nên chưa tính chuyện hôn nhân. Trò chuyện với cô ấy, Thành rất vui, cũng cảm thấy cô ấy là người có bàn sắc riêng nên trong vòng chưa đầy nửa năm họ đã kết hôn.

Sau kết hôn, vợ mới nói với Thành đã ly hôn nhưng lúc ấy “gạo đã nấu thành cơm” nên miễn cô ấy sống tốt, Thành cũng không để ý chuyện quá khứ. Hiện tại Thành đang là giảng viên Đại học, mức lương không phải diện quá cao nhưng cuộc sống thoải mái. Vợ thì làm quản lý một công ty, thu nhập hàng năm tình bằng tiền tỷ. Thành thật mà nói, Thành rất tự ti trước mắt vợ.

Tối hôm trước, vợ Thành bị bệnh, Thành nấu cho cô ấy một chén canh gừng, bưng đến trước mặt. Không nghĩ tới, cô ấy lại bởi vì công việc không như ý mà trút giận lên Thành, trực tiếp đem bát canh hất xuống đất. Lúc ấy, Thành thấy lạnh lòng vô cùng, cảm thấy tình cảm của hai người đã sớm tàn.

Kết hôn với nữ tiến sĩ từng một đời chồng, chưa đầy nửa năm, tôi muốn ly dị, lý do khó nói-1(Ảnh minh họa)

Càng quá đáng, cô ấy còn mắng Thành, nói anh mỗi ngày chỉ thích đòi hỏi cái này, cái kia, chưa bao giờ biết cảm thông và tôn trọng công việc của vợ, cũng không ủng hộ cô ấy, đầu óc cả ngày chỉ nghĩ đến “chuyện kia” đúng là cái đầu hỏng bét, không biết xấu hổ!

Thành nói chuyện với bạn bè về vấn đề này, họ đều nói vợ Thành có thể mắc chứng lãnh đạm về tình dục. Thành có một người bạn cùng lớp làm việc trong bệnh viện nên đã hỏi người này về tình hình vợ. Anh ta nói rất có thể vợ Thành vì áp lực công việc quá lớn. Nhưng Thành nghĩ chắc chắn không chỉ đơn giản như vậy.

Nghĩ lại thì vợ chồng Thành kết hôn hơn nửa năm, tình cảm rất tốt nhưng chuyện phòng the, vợ luôn mắng anh có nhu cầu quá đáng, trong khi thực tế không hề như vậy. Thành cho rằng cô ấy là kiểu người thích cảm giác cao cao tại thượng, thích đè đầu cưỡi cổ người khác trong đó có cả chồng mình. Cô ấy cảm thấy mình kiếm được nhiều tiền hơn, có trình độ học vấn cao hơn nên có quyền ở cửa trên so với người khác.

Thành thực sự rất muốn ly hôn. Với cô ấy thì không thành vấn đề, vì dù sao cũng từng 1 lần đò, nhưng anh có cảm giác nếu ly hôn thì mình sẽ chịu thiệt thòi lớn. Không ly hôn thì thực sự không thể sống với nhau được nữa nhưng nếu ly hôn thì quá mất mặt. Một người đàn ông phải ly hôn vì nhu cầu tình dục không được thỏa mãn thực sự không còn mặt mũi! Thành nên làm gì?

Sai lầm hôn nhân của Thành xét cho cùng dựa trên sự không tương hợp về nhân sinh quan mà ở đây là sự chênh lệch học vấn - khả năng kiếm tiền và cách nhìn nhận về vấn đề này. Tuy là người đàn ông trong gia đình nhưng Thành luôn cảm thấy thua kém vợ về mọi mặt. Do đó, mọi việc trong gia đình, ngay cả trong vấn đề phòng the, người vợ cũng nắm quyền quyết định.

Tuy nhiên trên thực tế, không phải cứ có sự chênh lệch về học vấn - khả năng kiếm tiền mà một cuộc hôn nhân sẽ đổ vỡ. Ở đây phụ thuộc vào cái nhìn của mỗi người về vấn đề này. Không phải cứ lấy tiến sĩ là người đàn ông sẽ bị đè đầu cưỡi cổ, không phải người kiếm tiền nổi trội hơn sẽ nắm trọn vẹn “quyền lực” trong gia đình, đặc biệt là những phạm trù liên quan đến tình cảm. Căn bản là hai bên có chịu nhường nhịn, cảm thông và có thiện chí thay đổi vì đối phương hay không.

Theo V.A - Vietnamnet