Ý nghĩa của Tết Nguyên Đán với Cộng đồng người Việt tại Ba Lan

Đối ngoại - Ngày đăng : 16:41, 21/01/2022

Ca dao, tục ngữ Việt Nam có câu: “Dù ai buôn bán nơi đâu - Nhớ đến ngày Tết rủ nhau mà về.” Lại cũng có câu rằng: “Đi đâu mặc kệ đi đâu -Đến ngày giỗ Tết phải mau mà về.” Quả đúng như vậy, mỗi dịp tết đến, xuân về không chỉ người dân Việt Nam ở trong nước mà cộng đồng người Việt xa tổ quốc dù ở khắp năm châu, bốn bể, xa xôi ngàn dặm cũng đều hướng về quê hương, đất nước, hướng về cái Tết quê nhà.

Ý nghĩa của Tết Nguyên Đán với Cộng đồng người Việt tại Ba Lan

Cộng đồng người Việt Nam tại Ba Lan tổ chức gặp gỡ giao lưu đón Xuân

Để thỏa niềm mong nhớ quê nhà, hằng năm có rất nhiều kiều bào ta ở nước ngoài đã trở về Việt Nam đón Tết đoàn viên bên người thân nơi quê cha, đất Tổ. Với những người bởi nhiều hoàn cảnh lý do, chưa có điều kiện để về quê hương đón Tết cũng cố gắng tạo cho bản thân và gia đình một cái Tết ấm áp trên đất khách. Đối với kiều bào ta sống trên đất nước Ba Lan với địa lý xa xôi, đi lại còn nhiều khó khăn nhưng bằng nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống người Việt nơi đây đón Tết cổ truyền của cộng đồng người Việt tại đây vẫn thấy lòng mình ấm áp và dường như quê hương Việt Nam luôn ở trong tim mỗi người.

Cộng đồng người Việt tại Ba Lan

Với khoảng 40 nghìn người, cộng đồng người Việt Nam ở Ba Lan bao gồm toàn bộ những người Việt đang lao động, học tập và sinh sống tại Ba Lan đã phát triển ổn định và hội nhập ngày càng sâu rộng vào nước sở tại. Theo thống kê, cộng đồng người Việt ở Ba Lan là cộng đồng người Việt đông thứ 3 ở châu Âu, sau cộng đồng người Việt ở Pháp và Đức và cộng đồng này đã phát triển thành một nhóm dân tộc thiểu số tại Ba Lan và được coi là cầu nối quan trọng để thúc đầy quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Chính vì vậy, cộng đồng người Việt sinh sống tại Ba Lan được chính quyền nước sở tại đánh giá rất tích cực và tạo mọi điều kiện thuận lợi trong việc cư trú, kinh doanh, học tập và hội nhập với người dân địa phương.

Người Việt hòa nhập vào cuộc sống tại Ba Lan một cách nhanh chóng khi ở đây đã xuất hiện không ít những ngôi chùa Phật giáo và tiêu biểu là những món ăn truyền thống của Việt Nam đã có mặt tại Ba Lan và được người dân nơi đây rất ưa chuộng. Khi đến Ba Lan đặc biệt là tới thăm khu Trung tâm thương mại ở ngoại ô Wolka Kosowska, cách trung tâm thủ đô Warszawa của Ba Lan khoảng 30 km, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp phần lớn các hộ kinh doanh là người Việt Nam tại những khu chợ của người châu Á nơi đây.

Ý nghĩa của Tết Nguyên Đán với Cộng đồng người Việt tại Ba Lan

Hoạt động tổ chức đón tết mừng xuân cho những người Việt xa quê tại Chùa Nhân Hòa (Ba Lan)

Tại khu ASG – khu trung tâm chính của người Việt có đến 95% gian hàng do người Việt làm chủ. Khu này phần lớn bán các loại quần áo may sẵn, áo phông, phụ kiện thời trang, tiệm Nail, Spa, thẩm mỹ... Đây cũng là khu bán sỉ cho các tỉnh hoặc các thành phố khác ở Ba Lan. Ngoài việc buôn bán tại các chợ, nhiều người Việt năng động đã nắm bắt cơ hội, chuyển sang kinh doanh dịch vụ ăn uống, nhà hàng,  khách sạn, quán bar…. Tại Ba Lan hiện có hàng nghìn nhà hàng, quán bar do người Việt làm chủ. Theo cộng đồng người Việt tại đây, ẩm thực Việt Nam rất được người Ba Lan ưa chuộng nên công việc kinh doanh khá thuận lợi.

Ý nghĩa của việc đón Tết đối với ngườiViệt xa quê nói chung và Việt kiều Ba Lan nói riêng

Tết Nguyên Đán vào đúng giữa mùa Đông Châu Âu nên rất lạnh, tuyết rơi trắng xóa, bầu trời chỉ một màu xám xịt làm cho những người con xa xứ lại càng nhớ quê nhà. Với mỗi người Việt xa xứ, trong ngày Tết, được thưởng thức những món ẩm thực cổ truyền, xem các chương trình truyền hình Việt Nam và trong khoảnh khắc giao thừa được gọi điện thoại cho người thân, gửi tặng cho nhau những lời chúc tốt đẹp trong dịp năm mới làm cho khoảng cách với quê nhà như gần lại.

Những điều bình dị như vậy có một ý nghĩa tinh thần to lớn cho cộng đồng người Việt xa quê nói chung và cộng đồng người Việt đang sinh sống học tập ở Ba Lan nói riêng, đồng thời khơi dậy niềm tự hào dân tộc, tái tạo sức lao động sau những ngày dài làm việc. Đặc biệt với thế hệ trẻ, thế hệ người Việt thứ hai, thứ ba được sinh ra và lớn lên tại Ba Lan sẽ có một ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc giáo dục tinh thần hướng về cội nguồn, giúp các em nhỏ hiểu thêm những nét văn hóa truyền thống đẹp đẽ nơi cội nguồn quê hương đất nước.

Ý nghĩa của Tết Nguyên Đán với Cộng đồng người Việt tại Ba Lan

Các em nhỏ người Việt tại Ba Lan tham gia vào các hoạt động văn hoá

Ý nghĩa của Tết Nguyên Đán với Cộng đồng người Việt tại Ba Lan

  Cộng đồng người Việt Nam tổ chức gặp gỡ giao lưu đón Xuân

Mỗi dịp tết đến xuân về, cộng đồng người Việt Nam sinh sống tại nước ngoài luôn nhớ về cội nguồn dân tộc bằng những hoạt động cụ thể và thiết thực như: thờ cúng tổ tiên, trang trí nhà cửa đón Tết, nấu các món ăn cổ truyền dân tộc trong ngày Tết,... và gần như nhà nào cũng có mâm ngũ quả. Có gia đình thì theo phong tục miền Nam nên mâm ngũ quả với đu đủ, dưa, xoài..., còn đa phần theo phong tục miền Bắc với mâm ngũ quả là chuối, bưởi, cam quýt, táo... Cũng có những gia đình cùng rủ nhau cùng gói bánh chưng, tạo nên không khí Tết, không khí mùa Xuân tươi đẹp, ấm áp và gần gũi.

Ý nghĩa của Tết Nguyên Đán với Cộng đồng người Việt tại Ba Lan

Các gia đình cùng nhau gói bánh chưng đón tết

Ý nghĩa của Tết Nguyên Đán với Cộng đồng người Việt tại Ba Lan

Hội phụ nữ Việt Nam tại Ba Lan tổ chức thi nấu ăn đón xuân

Trong nhiều năm qua, Tết Nguyên Đán đối với cộng đồng người Việt tại Ba Lan được hiểu là cách để giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc, đồng thời giáo dục những nét đẹp văn hóa Việt Nam cho thế hệ trẻ để cùng hướng tình cảm của mình về với quê hương. Cộng đồng người Việt tại Ba Lan thường xuyên tổ chức các ngày lễ văn hóa để người dân cùng tham gia vui chơi, giải trí. Đặc biệt hoạt động đón Tết Nguyên Đán được bà con tham gia rất đông đảo, với các món ăn truyền thống và chương trình văn nghệ do các nghệ sĩ quần chúng trong cộng đồng biểu diễn, có Đại sứ thay mặt cơ quan đại diện chúc Tết bà con, có quà tặng một số vị cao tuổi, lì xì cho các cháu nhỏ, mang lại hình ảnh văn hóa đẹp trong ngày Tết đoàn viên, sum họp.

Ý nghĩa của Tết Nguyên Đán với Cộng đồng người Việt tại Ba Lan

Chương trình gặp gỡ giao lưu đón xuân của cộng đồng người Việt ở Ba Lan

Để góp phần cho sắc xuân xa quê thêm ấm áp, các chị em phụ nữ sẽ diện cho mình những bộ áo dài truyền thống, đi chúc tết bạn bè, dạo phố và chụp những bức ảnh thật đẹp để chia sẻ với những người thân ở quê nhà cũng như để khoe với bạn bè… Tất cả những điều đó  đã tạo hình ảnh ấn tượng tốt trong mắt người dân bản địa, bởi họ nhận thấy người Việt luôn trân trọng, gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa đó, nâng tầm vị thế của cộng đồng người Việt Nam trên đất nước Ba Lan.

Ý nghĩa của Tết Nguyên Đán với Cộng đồng người Việt tại Ba Lan

Hội phụ nữ Việt Nam tại Ba Lan tổ chức cuộc thi áo dài đón Xuân

Lợi ích mang lại khi sắp xếp đón Tết cổ truyền

Tuy nhiên, những năm gần đây, đặc biệt trước tình hình đại dịch Covid-19 hoành hành khắp nơi trên thế giới, việc tổ chức đón tết Nguyên Đán ít nhiều đã bị xao lãng. Thực tế khi sinh sống và làm việc tại Châu Âu thì Tết Nguyên Đán không phải ngày nghỉ chính thức nên tất cả người dân vẫn  làm việc, học sinh vẫn đến trường bình thường. Một số gia đình khi mới sang Ba Lan chưa quen với nếp sinh hoạt, chưa sắp xếp được công việc nên không có thời gian chuẩn bị đầy đủ cho ngày Tết.

Sinh ra và lớn lên tại Thủ đô Hà Nội, sống và làm việc tại Waszawa, Ba Lan từ năm 2013, anh Phạm Thanh Tùng là một người Việt luôn đau đáu về quê hương. Gần 10 năm xa quê hương, đặc biệt tình hình dịch bệnh Covid-19 gây cản trở việc trở về Việt Nam khi Tết đến làm cho nỗi nhớ quê càng trỗi dậy trong anh. Anh Tùng cho biết: tại khu vực anh sống, do công việc bận rộn nên trong dịp Tết Nguyên Đán cổ truyền bà con ít có thời gian chuẩn bị đón tết, một phần vì công việc, một phần vì nếp sống hối hả đã quen lâu nay. Cũng có một bộ phận bà con tổ chức đón tết nhưng với thời gian khá hạn chế, còn đại đa số vẫn là đi làm bình thường, ko có suy nghĩ nghỉ ngơi đón tết.

Ý nghĩa của Tết Nguyên Đán với Cộng đồng người Việt tại Ba Lan

Anh Nguyễn Thanh Tùng - Việt kiều tại Ba Lan

Anh Tùng mong muốn, dù ít, dù nhiều mỗi người Việt xa quê nên dành ít nhất một ngày nghỉ trọn vẹn (ngày Mùng 1 Tết Âm lịch) để đón Tết cổ truyền, để thư giãn, nghỉ ngơi, để tĩnh lại và có thêm niềm vui trong cuộc sống. Cũng theo anh Tùng, việc dành thời gian để đón Tết Việt, ngoài việc giúp cho người dân bản xứ và bạn bè quốc tế hiểu thêm về văn hóa, xã hội, phong tục tập quán của người dân Việt Nam, đồng thời giúp quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam tới bạn bè năm châu.

Ý nghĩa của Tết Nguyên Đán với Cộng đồng người Việt tại Ba Lan

 Sự kiện Chợ Tết không đồng của cộng đồng người Việt tại Ba Lan 

Cộng đồng người Việt tại Ba LanCộng đồng người Việt tại Ba LanViệc người Việt Nam chúng ta nghỉ ngày Tết Nguyên Đán sẽ giúp nâng cao hình ảnh, vị thế nước nhà trong mắt bạn bè quốc tế, giúp truyền bá, phổ cập hình ảnh Tết Việt Nam trong mắt người nước ngoài, góp phần không nhỏ vàCộng đồng người Việt tại Ba LanCộng đồng người Việt tại Ba Lano sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội đồng thời thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa Việt Nam với các nước.

Ý nghĩa của Tết Nguyên Đán với Cộng đồng người Việt tại Ba Lan

Cộng đồng người Việt Nam gặp gỡ giao lưu đón Xuân

Bất cứ ai, dù có đi bốn phương trời, sinh sống ở bất kỳ quốc gia nào nhưng bằng nhiều hình thức đón Tết cổ truyền của dân tộc và cùng nhau hướng về quê hương với những tình cảm chân thành, hòa chung cùng không khí đồng bào trong nước, sẽ thấy lòng mình ấm áp và thấy quê hương Việt Nam thật gần, thật nhiều cảm xúc trong những thời khắc thiêng liêng quý giá vào đầu năm mới khi mỗi độ Tết đến xuân về./.

Đào Hiền