Concept mà netizen Hàn cho là tuyệt đối cấm kỵ với các nhóm nhạc đến từ công ty vừa và nhỏ: Ngay cả BTS cũng chẳng thể thành công

Xem - nghe - đọc - Ngày đăng : 17:13, 03/12/2021

Màn debut của I'VE gần đây càng khiến Knet có cơ sở để tin rằng nếu muốn thành công, các công ty vừa và nhỏ nhất định phải tránh concept này bằng mọi giá.

Cuộc đua đến giải tân binh nữ năm 2022 - vốn đã sớm được dự đoán sẽ vô cùng gay cấn và khốc liệt, vừa chính thức khởi động với màn debut của I'VE. Sở hữu trong đội hình 2 gương mặt đã rất nổi tiếng từ trước là Ahn Yunjin và Jang Wonyoung, thêm vào đó 4 thành viên mới cũng nhận được phản hồi rất tích cực nhờ nhan sắc nổi bật từ khi mới tung ra ảnh profile đầu tiên, I'VE nhanh chóng được khán giả xếp vào danh sách những ứng viên nặng ký nhất cho hạng mục tân binh nữ xuất sắc nhất tại các lễ trao giải cuối năm sau.

IVE-ELEVEN

Thế nhưng bất chấp tất cả những kỳ vọng to lớn đó, màn ra mắt củaI'VE lại có nhiều vấn đề khiến khán giả không thực sự hài lòng. Ca khúc debut "ELEVEN" gây nên hàng loạt ý kiến trái chiều và ghi nhận kết quả không mấy khả quan trên các bảng xếp hạng nhạc số. Thêm vào đó, concept cũng là một vấn đề gây "đau đầu" không kém bởi nhiều người thực sự không thể hiểu được vì sao Starship lại phải để I'VE đi theo phong cách girl crush mạnh mẽ (một số phần thậm chí còn có chút gợi cảm) trong khi các thành viên đều có tuổi đời còn rất trẻ (chị cả 19 tuổi trong khi em út chỉ mới 14).

Từ trường hợp của I'VE, cộng đồng mạng Hàn Quốc lại càng có thêm cơ sở để tin rằng concept girl crush, dữ dằn, cá tính và mạnh mẽ không phải dành cho các nhóm nhạc bước ra từ công ty vừa và nhỏ. Dễ dàng nhận thấy hầu hết các nhóm nhạc từ nam đến nữ ra mắt trong những năm gần đây đều chọn đi theo phong cách mạnh mẽ với cùng một kiểu bài hát có tiết tấu dữ dội. Thế nhưng trên thực tế, những nhóm nhạc hiếm hoi thực sự thành công với phong cách này đều là các nhóm xuất thân từ công ty lớn như BLACKPINK, ITZYhay aespa.

Nhiều người hẳn vẫn còn nhớ rằng BTS- boygroup hàng đầu Kpop hiện nay, cũng từng theo đuổi concept mạnh mẽ ở giai đoạn đầu mới ra mắt. Tuy nhiên đó cũng là thời kỳ mà BTS phải chật vật đi tìm chỗ đứng cho riêng mình và chỉ đến khi thay đổi concept thì nhóm mới bắt đầu bật lên và dần dần vươn đến hàng ngôi sao thế giới như ngày hôm nay. Thực tế rằng ngay cả BTS cũng không thể thành công với phong cách mạnh mẽ dữ dội chính là một lý do quan trọng khiến nhiều người xem concept này là điều tuyệt đối cấm kỵ với dàn idol công ty vừa và nhỏ. Trong trường hợp của các công ty ngoài BIG 3, có lẽ cách tốt nhất để thành công (và thành công nhanh chóng) chính là bám vào những khái niệm được công chúng Hàn Quốc ưa chuộng như của STAYCGFRIEND.

Dù vậy, một số netizen lại chỉ ra rằng công thức "công ty vừa và nhỏ + concept mạnh mẽ = thất bại" không phải lúc nào cũng đúng, bởi Kpop từng có những Block B, B.A.P, 4Minute,... thành công vang dội với hình ảnh và chất nhạc dữ dằn, cá tính dù đến từ công ty vừa và nhỏ. Nhưng xét đến việc họ đều là đại diện của gen 2, có vẻ như khi mà thời đại đã thay đổi quá nhiều, các nhóm nhạc thần tượng hiện nay thực sự cần đến sự hậu thuẫn của các công ty lớn nếu muốn thành công với concept mạnh mẽ.

- "BTS cũng vậy đấy, nếu cứ duy trì concept như thời mới debut thì họ đã sớm thất bại rồi. Concept "I Need U" thực sự đã cứu cả nhóm đấy" 

- "GFRIEND đúng là phép màu của các công ty vừa và nhỏ mà ㅋㅋㅋㅋㅋㅋㅋㅋ ㄷㄷ"

- "Block B"

- "Vấn đề không phải là không được phép theo concept mạnh mẽ mà các nhóm cần phải đưa vào bài hát một đoạn highlight có khả năng quanh quẩn trong đầu khán giả. Các công ty vừa và nhỏ không giỏi nghĩ ra những đoạn như vậy nên bài hát của họ không thể thành công. Chỉ cần nghe "LATATA" hay "Black Mamba" vài lần thôi thì đảm bảo bài hát sẽ lặp đi lặp lại trong đầu bạn, nhưng ở "ELEVEN" hoàn toàn không có bất kỳ đoạn nào như vậy. Đó chính là sự khác biệt đấy"

- "Đúng ra thì BTS hoàn toàn không thành công với concept mạnh mẽ, họ chỉ bật lên sau khi thay đổi concept với cái vibe rất riêng của nhóm thôi... Kiểu như concept thanh xuân và sức mạnh tuổi trẻ trong "HYYH" ấy;"

- "So với các concept khác thì concept mạnh mẽ chính là nơi cho khán giả thấy rõ nhất sự khác biệt trong số tiền đầu tư mà công ty đã đổ vào mà... Nhạc của ITZY và aespa dù có gây tranh cãi đến đâu thì những thứ khác như beat, MV, concept,... cũng đều thuộc hàng chất lượng cao"

- "Riêng với concept mạnh mẽ thì công ty phải đầu tư thật nhiều tiền mới đáng xem... Không biết người nước ngoài có thích không chứ người Hàn Quốc là không chuộng mấy rồi"

- "Cũng không hẳn. Block B, 4Minute, Secret, B.A.P, vẫn có khá nhiều trường hợp thành công với concept mạnh mẽ mà. Nhưng đúng là gần đây nếu muốn thành công với concept này thì cần phải là gà công ty lớn trước đã"

- "Tôi nghĩ vấn đề không phải là công ty lớn hay nhỏ mà quan trọng là họ có tìm được concept phù hợp với màu sắc và hình ảnh của nhóm hay không. Những nhóm vừa nhìn đã thấy không hợp với concept mạnh mẽ lại cố đấm ăn xôi đi theo concept mạnh mẽ thì thất bại là điều tất yếu thôi. Đặc biệt là idol nữ, các nhóm ra mắt dạo gần đây toàn mấy bé nhỏ tuổi mặt non choẹt nhưng lại cố tỏ ra cool ngầu chị đại, xem chỉ thấy rùng mình. Không cần phải là BIG 3, nếu xuất thân từ những công ty vừa và nhỏ mà khán giả đều biết tên thì chỉ cần một bài hát hay và concep phù hợp với màu sắc của nhóm thì chắc chắn công chúng sẽ ủng hộ ngay thôi"

- "Nói đơn giản thì khả năng thành công với concept mạnh mẽ phụ thuộc vào việc bạn đập tiền ở mức nào.. Và rõ ràng các công ty vừa và nhỏ không thể đấu lại BIG 3 trong khoản này ㅋㅋㅋ"

Theo bạn, liệu concept mạnh mẽ có phải là điều cấm kỵ với các idol công ty vừa và nhỏ không?

YJB (lược dịch),