6 bộ phim đình đám có cái kết hạnh phúc, nhưng sự kiện ngoài đời lại không như vậy!

Xem - nghe - đọc - Ngày đăng : 21:28, 30/11/2021

Lấy cảm hứng từ những câu chuyện có thật, không nhiều người biết rằng các bộ phim trên đã thay đổi cái kết khốc liệt ngoài đời thật.

“Pocahontas” (1995)

Trong phim hoạt hình Disney, công chúa thổ dân châu Mỹ sẵn sàng quay lưng lại với chính bộ tộc của mình để giải cứu thuyền trưởng người Anh John Smith khỏi bị xử tử. Hai người đã yêu nhau say đắm và sống hạnh phúc mãi mãi về sau.

Tuy nhiên, cái kết ngoài đời không được như vậy. Pocahontas bị bắt khi mới 11 tuổi và sau đó kết hôn với John Rolfe. Cô qua đời lúc 21 tuổi vì bị bệnh lao tại Anh.

“Titanic” (1997)

Phim “Titanic” từng bị chỉ trích vì xây dựng nhân vật thuyền trưởng William Murdoch không đúng sự thật.

Trong phim, William Murdoch được diễn bởi Ewan Stewart đã hoảng sợ dẫn tới sai lầm trong hoạt động chỉ đạo. Đến khi lỗi lầm nghiêm trọng này được sửa chữa thì đã quá muộn, bên cạnh tàu đã xuất hiện một lỗ thủng lớn do tảng băng trôi gây ra.

Trên thực tế, vị thuyền trưởng này đã ra lệnh cho sĩ quan Robert Hitchins lái tàu sang mạn phải. Ông Hitchins cần phải làm theo lệnh là xoay bánh lái Tiller sang trái, nhưng do hoảng hốt nên ông đã quay sang phải. Khi tàu bị chìm, William cũng hỗ trợ ném thuyền cứu sinh xuống biển và chìm cùng con tàu. Sau đó, may mắn ông được sống sót.

“Conviction” (2010)

Bộ phim dựa trên một câu chuyện có thật về Betty Anne Waters, một bà mẹ phải một mình nuôi hai đứa con trong khi cố gắng đạt được bằng đại học Luật để bào chữa cho em trai mình, người đã bị buộc tội giết người. Cô đã phải học để lấy bằng cấp hai, bằng cấp ba, sau đó là bằng đại học, bằng thạc sĩ luật và cuối cùng đã tìm được bằng chứng quan trọng giúp giải oan cho người thân.

Câu chuyện trong phim kết thúc vô cùng có hậu, ngoài số phận sau đó của người em trai là Kenneth Waters. Trên thực tế, bi kịch ập đến chỉ sáu tháng sau khi anh được trả tự do. Kenneth ngã từ một bức tường và chết vì chấn thương vùng đầu. Vì một số lý do, “Conviction” không đề cập đến sự cố này, mặc dù đã ra mắt 9 năm sau khi Kenneth qua đời.

“Big Miracle” (2012)

Bộ phim kể câu chuyện có thật về Chiến dịch Breakthrough, một nỗ lực kết hợp của Liên Xô / Hoa Kỳ nhằm giải thoát ba con cá voi xám bị mắc kẹt dưới lớp băng ở Alaska. Mặc dù một trong những con cá voi đã chết, nhưng chiến dịch đã tuyên bố giúp cho hai con cá voi còn lại thoát chết.

Tuy nhiên, đúng là có hai con cá voi đã bơi đi, nhưng không ai biết điều gì đã xảy ra với chúng sau đó và không có dấu hiệu nào về chúng sau này. Hơn nữa, những con cá voi sẽ phải bơi qua nhiều băng hơn nữa để đến đích, và điều trên dẫn đến giả thuyết rằng chúng sớm chết vì kiệt sức.

“Unbroken” (2014)

“Unbroken” năm 2014 có sự tham gia của Jack O'Connell trong vai Louis Zamperini, một người lính vào năm 1943, rơi xuống biển trong Chiến tranh thế giới thứ hai, dẫn đến việc anh ta bị quân Nhật bắt và giam giữ làm tù nhân.

Trong thời gian này, Zamperini liên tục bị đánh đập, nhưng may mắn thay, anh ta được giải thoát khi chiến tranh kết thúc vào năm 1945, cho phép anh ta trở về nhà với gia đình của mình.

Tuy nhiên, trên thực tế, bi kịch từ đây mới bắt đầu. Zamperini mắc chứng PTSD khá nặng, liên tục gặp ác mộng về việc bóp cổ những kẻ bắt giữ người Nhật - những cơn ác mộng sống động đến mức, anh thậm chí còn bóp cổ vợ mình đang ngủ trên giường bên cạnh. Đương nhiên, người phụ nữ tội nghiệp vô cùng sợ hãi, và cô quyết định muốn ly hôn.

Zamperini cũng nghiện rượu, say xỉn mỗi đêm để cố gắng ngủ ngon hơn, điều này không có gì đáng ngạc nhiên khi tình trạng tinh thần của anh ấy không được cải thiện.

‘My Left Foot” (1989)

“My Left Foot” có sự tham gia của Daniel Day-Lewis trong vai Christy Brown, một người đàn ông bị bại não nặng bẩm sinh. Bộ phận cơ thể duy nhất mà Christy có thể kiểm soát hoàn toàn là bàn chân trái của mình, nhưng anh không để điều này kìm hãm mình: Anh đã trở thành một họa sĩ. Cuối cùng, Christy cưới người phụ nữ là Mary Carr vào ngày 5 tháng 10 năm 1972, và cảnh cuối cùng cho thấy cặp đôi đang cười cùng nhau khi họ khui một chai sâm panh. Đó là điều ấm lòng, nhưng kết luận lạc quan này khác xa với thực tế nghiệt ngã trong câu chuyện của Christy.

Được biết, Mary Carr đã đối xử rất tệ với chồng mình, và cô cũng ngoại tình khá nhiều. Người ta tin rằng sự bỏ rơi của cô là nguyên nhân dẫn đến cái chết của anh vào năm 29 tuổi.

Tổng hợp,