Chuyển đổi số công tác quản lý cán bộ và thi đua khen thưởng thế nào để đạt hiệu quả?

Cuộc sống số - Ngày đăng : 13:43, 07/10/2021

Mới đây, hội thảo trực tuyến với chủ đề “Chuyển đổi số trong công tác quản lý cán bộ công chức viên chức và thi đua khen thưởng” do Công ty Cổ phần MISA tổ chức đã thu hút hơn 600 cán bộ trên toàn quốc tham gia.

Hội thảo có sự tham dự và chia sẻ từ ông Nguyễn Phú Tiến – Cục Phó Cục Tin học hóa, Bộ Thông tin và Truyền thông, ông Nguyễn Thanh Bình – Giám đốc Trung tâm Công nghệ Thông tin, Bộ Nội vụ.

Chuyển đổi số công tác quản lý cán bộ và thi đua khen thưởng thế nào để đạt hiệu quả?

Tại đây, ông Nguyễn Phú Tiến chỉ rõ Chính phủ số là nhân tố quan trọng được xem như đầu tàu của đoàn tàu chuyển đổi số nên các cơ quan nhà nước, chính quyền phải làm gương, là nơi chuyển đổi số trước và dẫn dắt toàn bộ tiến trình chuyển đổi số của xã hội. “Chuyển đổi số là cả một quá trình thay đổi tổng thể và mang tính chiến lược, phải xuất phát từ sự thay đổi của người lãnh đạo là thủ trưởng các đơn vị, sau đó sử dụng công nghệ để chuyển đổi số hiệu quả. Thủ trưởng đơn vị là người dẫn dắt, trực tiếp xây dựng chiến lược và quyết liệt chỉ đạo, làm gương để quyết định sự thành công cho quá trình này”, ông Nguyễn Phú Tiến nhấn mạnh.

Chuyển đổi số công tác quản lý cán bộ và thi đua khen thưởng thế nào để đạt hiệu quả?
Ông Nguyễn Phú Tiến – Cục Phó Cục Tin học hóa, Bộ Thông tin và Truyền thông minh chứng cho ý nghĩa của chuyển đổi số qua câu chuyện tại thành phố Zug.

Cũng trong sự kiện, chia sẻ thực tế hoạt động chuyển đổi số ngành Nội vụ, ông Nguyễn Thanh Bình – Giám đốc Trung tâm Công nghệ Thông tin, Bộ Nội vụ - cho biết 4 khó khăn khi triển khai nằm ở nhận thức, thể chế, thông tin dữ liệu và nền tảng, hạ tầng. “Hiện nay, dữ liệu toàn ngành đang thiếu và chưa chính xác, chưa được cung cấp kịp thời (tức thời, theo thời gian thực); chưa có sự kết nối, tích hợp thông tin, dữ liệu thực sự giữa Bộ với ngành và địa phương”, ông Bình chia sẻ.

Chuyển đổi số công tác quản lý cán bộ và thi đua khen thưởng thế nào để đạt hiệu quả?
Ông Nguyễn Thanh Bình - Giám đốc Trung tâm Công nghệ Thông tin, Bộ Nội vụ cho biết kế hoạch chuyển đổi số của Bộ Nội vụ được xây dựng với 4 trụ cột chính: con người – công việc – tài chính – thước đo.

Ông Bình nhấn mạnh mục tiêu: “Đến năm 2030, Bộ Nội vụ thực hiện chức năng quản lý nhà nước hoàn toàn dựa trên dữ liệu, công nghệ số, theo các quy trình tự động hóa, an toàn trên không gian mạng nhằm cung cấp thông tin, phục vụ Lãnh đạo Bộ, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị ngành Nội vụ trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành, cung cấp dịch vụ công và tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và người dân theo thời gian thực”.

Để giải quyết các khó khăn và đạt được mục tiêu trên, ông Bình khẳng định vai trò của công cụ nền tảng số như MISA QLCB - một nền tảng quản lý cán bộ, công chức viên chức “Make in Việt Nam”, có đầy đủ hệ sinh thái đồng bộ và đã kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia của ngành. Ông Bình đánh giá cao việc đi đầu trong phát triển nền tảng công nghệ của MISA khi có sự liên tục cập nhật, hoàn thiện giải pháp, đáp ứng kịp thời yêu cầu chung của ngành, điển hình như việc phát triển tính năng quản lý thi đua khen thưởng theo đúng quy định và yêu cầu về mặt chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ thực thi.

Giới thiệu cụ thể hơn về giải pháp, ông Hồ Đức Hùng – Phó Tổng Giám đốc MISA cho biết: “MISA QLCB hợp nhất mọi nghiệp vụ quản lý cán bộ, công chức viên chức từ quản lý hồ sơ, đánh giá xếp loại, quản lý tiền lương cho tới thi đua khen thưởng. Nhờ vậy, nền tảng cung cấp dữ liệu cho lãnh đạo, thủ trưởng đơn vị một cách toàn diện, đầy đủ và có báo cáo trực quan để đưa ra quyết định điều hành chính xác, kịp thời”.

Chuyển đổi số công tác quản lý cán bộ và thi đua khen thưởng thế nào để đạt hiệu quả?
MISA QLCB đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ mảng quản lý hồ sơ cán bộ, công chức viên chức và theo dõi xuyên suốt quá trình biến đổi thông tin của mỗi cán bộ, công chức viên chức từ khi bắt đầu vào cơ quan cho đến nghỉ hưu, quá trình này hoàn toàn tự động, khép kín, trực tuyến, an toàn và bảo mật.

Trong mảng công tác thi đua khen thưởng, nền tảng này đã đáp ứng đầy đủ các quy định liên quan và tự động cập nhật thành tích vào Hồ sơ cán bộ, công chức viên chức để lãnh đạo tra cứu lịch sử thành tích cá nhân, tập thể và thống kê thành tích thi đua khen thưởng theo nhu cầu. Lấy ví dụ chuyển đổi số trong công tác này, ông Phú Tiến chia sẻ thêm: “Thay vì chuyển đổi số manh mún, việc sử dụng hợp nhất tất cả nghiệp vụ trên một giải pháp như MISA QLCB sẽ giúp chuyển đổi số toàn diện và tiết kiệm hơn. Ví dụ như khâu thi đua khen thưởng, cần sự kịp thời, công bằng và chính xác thì dữ liệu trên nền tảng sẽ mang tới hiệu quả rõ rệt”.

Chuyển đổi số công tác quản lý cán bộ và thi đua khen thưởng thế nào để đạt hiệu quả?
Báo cáo thống kê cơ cấu cán bộ, công chức viên chức của đơn vị một cách trực quan trên MISA QLCB

Trong sự kiện, đại diện Sở Nội vụ Lâm Đồng, Phòng Tài chính huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi hay Phòng Nội vụ, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng, là một trong số các đơn vị đã ứng dụng thành công nền tảng MISA QLCB, tối ưu hiệu quả công tác quản lý cán bộ, công chức viên chức cũng có những chia sẻ kinh nghiệm thực tế với các khách mời tham dự.

“Với kinh nghiệm gần 27 năm triển khai giải pháp số cùng đội ngũ gần 2.500 nhân sự toàn quốc, MISA cam kết không chỉ cung cấp, mà còn đồng hành, tư vấn, triển khai thành công nền tảng cho các đơn vị để đảm bảo công tác chuyển giao hiệu quả, nhanh chóng nhất”, bà Đinh Thị Thúy, Tổng Giám đốc MISA khẳng định tại sự kiện.

Sự đồng hành của các doanh nghiệp công nghệ Việt như MISA cùng sự quyết liệt triển khai ứng dụng công nghệ, đổi mới phương thức làm việc từ các cơ quan, ban ngành chính là tiền đề để xây dựng Chính phủ số nhanh chóng, góp phần thúc đẩy tiến trình đưa Việt Nam trở thành quốc gia số.

Tìm hiểu thêm về mảng chuyển đổi số trong công tác quản lý cán bộ và giải pháp công nghệ tại đây.

An Nhiên