Bố mẹ vợ lên chơi, chồng đưa 50 nghìn đi chợ nhưng tới bữa anh lại hoảng hồn với cái "tên mâm cơm" mà vợ đưa ra

Gia đình - Ngày đăng : 11:14, 03/10/2021

Trước đây mỗi lần bố mẹ em lên thăm cháu thì anh vui vẻ đón mời. Từ hôm em nghỉ việc, cứ nghe thấy bảo ông bà ngoại lên là mặt anh sầm lại...", người vợ kể.

Phụ nữ luôn bao dung và biết cách nhẫn nhịn nhưng mọi thứ đều có giới hạn. Nếu bạn đời không đủ yêu thương, trân trọng những hi sinh của vợ, ắt có một ngày họ "vùng lên".

Trong nhóm kín của chị em, một tài khoản có tên H. D cũng chia sẻ câu chuyện gia đình mình với nội dung: "Sinh con tròn 6 tháng em thuê giúp việc để đi làm trở lại nhưng con ốm nhiều, giúp việc không có tâm, cứ nay làm mai xin nghỉ. Sau em chán quá quyết định nghỉ việc làm thủ tục nhận bảo hiểm thất nghiệp để ở nhà chăm thằng bé.

Tổng cộng em được hưởng 7 tháng bảo hiểm thất nghiệp, mỗi tháng 3.5 triệu, không nhiều nhưng đủ chi tiêu cho bản thân và 1 phần sinh hoạt gia đình nhưng trong mắt chồng em, anh vẫn coi vợ như kẻ ăn bám bởi trước nay anh quen vợ chồng phải cưa đôi góp chung chi phí chi tiêu. Giờ anh phải bỏ ra hơn chục triệu đưa vợ là khó chịu".

Bố mẹ vợ lên chơi, chồng đưa 50 nghìn đi chợ nhưng tới bữa anh lại hoảng hồn với cái tên mâm cơm mà vợ đưa ra-1

Bài chia sẻ của người vợ

D. chia sẻ rằng, từ khi cô nghỉ việc, thái độ của chồng cô đối với vợ thay đổi chóng mặt khiến cô thất vọng vô cùng. Mỗi khi anh đưa tiền cho vợ chi tiêu là hằn học, xét nét từng khoản trong khi đó việc nhà cửa, chăm con, cô phải gánh vác 1 mình. Anh coi đó là trách nhiệm của đàn bà đi lấy chồng buộc phải làm. Anh là đàn ông, tuyệt đối không bao giờ vào bếp nấu cơm hay cầm chổi quét nhà đỡ vợ.

D. kể tiếp: "Buồn hơn, vì em không có lương nên chồng coi thường luôn cả gia đình nhà vợ. Trước đây mỗi lần bố mẹ em lên thăm cháu thì anh vui vẻ đón mời. Từ hôm em nghỉ việc, cứ nghe thấy bảo ông bà ngoại lên là mặt anh sầm lại bảo rằng con gái thất nghiệp, đang ăn bám chồng còn kéo nhau lên nhà cho anh nặng gánh.

Hôm đó bố em gọi điện báo sẽ đưa mẹ lên thành phố khám bệnh, tiện rẽ vào chơi với cháu ngoại vài ngày. Chồng em nghe vợ kể chuyện, mặt biến sắc, khó chịu ngay. Hôm sau trước khi anh đi làm, em nhắc anh đưa tiền cho vợ để mua sắm đồ ăn thức uống. Anh cau mặt bảo tháng này chậm lương chưa có tiền. Thực tình em quá hiểu tính chồng, anh ấy lo bố mẹ vợ lên khám bệnh, nếu đưa tiền cho là em sẽ biếu ông bà nên mới vin lý do đó.

Vợ nói mãi, anh đỏ mặt mở ví cho em xem, trong có 1 tờ 500 nghìn, 1 tờ 50 nghìn nhưng chỉ đưa vợ đồng 50 nghìn rồi bảo: 'Xem đồ ăn trong tủ còn gì thì ăn, mua thêm ít thôi. Con gái ăn bám chồng, bố mẹ cũng nên ăn ít đi'.

Anh nói xong mặt tỉnh bơ dắt xe đi. Em im lặng, tuyệt nhiên không nói thêm nửa lời. Chiều tối chồng em đi làm về, không thấy bố mẹ vợ cũng không thấy vợ nấu cơm mới hỏi ông bà đâu. Em cười bảo: 'Nay bố mẹ lên chơi, em mời ra nhà hàng ăn 1 bữa".

Chồng em trợn mắt quát vợ điên hay sao mà dám tự ý mời bố mẹ ăn hàng trong khi bản thân không kiếm ra tiền. Em đáp lời luôn: 'Yên tâm, tôi không bắt anh trả tiền đâu. Bữa ăn này tôi mời bố mẹ tôi là để thông báo với họ tôi sẽ bỏ chồng, coi như là 'mâm cơm ly hôn'. Sống với 1 người chồng quá tính toán, coi trọng tiền bạc hơn tình thân như anh, tôi mệt mỏi quá rồi'.

Bố mẹ vợ lên chơi, chồng đưa 50 nghìn đi chợ nhưng tới bữa anh lại hoảng hồn với cái tên mâm cơm mà vợ đưa ra-2

Ảnh minh họa

Ban đầu chồng em còn tưởng vợ giận dỗi, mặt vẫn dửng dưng như không. Tới khi nhìn 3 vali quần áo em xếp sẵn, đặt ngoài cửa anh mới tím mặt, không nói thêm lời nào. Lúc sau thấy vợ gọi taxi chuyển đồ ra xe, chồng em mới vội vàng xuống nước bảo vợ có gì cứ từ từ nói chuyện. Anh cũng nhận sai và bảo sẽ sửa dần. Bữa cơm hôm đó, anh vui vẻ chủ động thanh toán mời bố mẹ. Từ hôm ấy, thái độ của chồng em bắt đầu nhẹ nhàng hơn, không suốt ngày tính toán, xét nét kinh tế với vợ như trước nữa".

Hành động của D. được coi là còi báo động với chồng cô rằng sức chịu đựng của vợ anh đã đi tới giới hạn cuối cùng. Đặc biệt khi phụ nữ nổi giận, họ còn bất chấp và "cứng" hơn cả mày râu. Vậy nên các anh đừng bao giờ thách thức sức nhẫn nhịn của vợ mình.

Theo Pháp luật và bạn đọc