Trẻ "nghiện" cắn móng tay có thể bắt nguồn từ một căn bệnh tâm lý, cha mẹ cần loại bỏ càng sớm càng tốt

Cùng con trưởng thành - Ngày đăng : 09:30, 23/09/2021

Cắn móng tay là một trong những thói quen vô thức, không chỉ trẻ nhỏ mà những trẻ lớn hơn cũng chịu không ít “khổ sở” từ tật xấu này… Nhiều người nghĩ rằng cắn móng tay chỉ là tật thông thường nhưng thực chất nó báo hiệu trẻ đang mắc một loại bệnh lý về tâm lý.

Thực tế, hành vi thích cắn móng tay của trẻ không phải tự nhiên hình thành. Nó là hệ quả của viêc trẻ trải qua một điều gì đó vi phạm quy luật phát triển tâm sinh lý trong quá trình nuôi dưỡng của cha mẹ. Một khi trẻ đã quen với việc dùng móng tay để xoa dịu cảm xúc, theo thời gian, tâm lý sẽ bị ảnh hưởng không tốt, trẻ còn dễ mắc một số bệnh liên quan đến rối loạn sức khỏe tâm thần.

Trẻ nghiện cắn móng tay có thể bắt nguồn từ một căn bệnh tâm lý, cha mẹ cần loại bỏ càng sớm càng tốt-1

Theo một số nghiên cứu, những đứa trẻ hay cắn móng tay để thể hiện cảm xúc, lý do thường là: Hoặc là để kìm nén một vấn đề gì đó trong lòng, muốn trút nỗi lo lắng sang nơi khác; hoặc nặng nề hơn là trẻ mắc bệnh nào đó về rối loạn sức khỏe tâm thần, đến mức biểu hiện ra bên ngoài.

Vì vậy, cha mẹ nếu thấy con thích cắn móng thì đừng vội vàng ngăn cản, thay vào đó nên tìm ra động cơ đằng sau hành vi này, "kê đúng thuốc, trị đúng bệnh" để trẻ bỏ hẳn thói quen cắn móng tay, cho phép trẻ phát triển đầy đủ cả thể chất và tinh thần.

Nguyên nhân trẻ cắn móng tay

1. Do căng thẳng và lo lắng không thể giải tỏa

Yếu tố môi trường có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ, một số trẻ có môi trường sống không tốt như bị bố mẹ đánh đập, mắng mỏ hoặc bố mẹ không hòa thuận... khiến trẻ thấy căng thẳng. Trẻ nhỏ, trí não còn non nớt nên không có cách nào khác là phải trút bỏ những yếu tố tiêu cực do ảnh hưởng của môi trường gia đình, mà cách đơn giản nhất là cắn móng tay. Theo thời gian, việc cắn móng tay của trẻ  trở thành một hành động khiến trẻ cảm thấy an tâm hơn.

2. Do tò mò, buồn chán

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (8 tháng đến hơn 1 tuổi) là giai đoạn trẻ mọc răng và phát triển cơ miệng, lúc này lợi sẽ bị ngứa khiến trẻ phải đưa mọi thứ vào miệng và cắn. Thực chất đây là cách trẻ khám phá thế giới qua miệng.

Trẻ nghiện cắn móng tay có thể bắt nguồn từ một căn bệnh tâm lý, cha mẹ cần loại bỏ càng sớm càng tốt-2

Tuy nhiên, một số phụ huynh cho rằng hành vi này của trẻ quá “bẩn”, dễ khiến trẻ mắc bệnh nên ngay khi trẻ đưa vật gì vào miệng, cha mẹ sẽ mạnh tay ngăn cản. Sự can thiệp của cha mẹ có thể làm cho sự thèm ăn của trẻ không được thỏa mãn và quá trình tăng trưởng có thể tiến triển thành "cắn móng tay" để thỏa mãn.

3. Do bị thiếu nguyên tố vi lượng

Một số trẻ kén ăn, không được bổ sung đủ chất dinh dưỡng nên cơ thể bị thiếu các nguyên tố vi lượng. Từ đó ở những trẻ này có thể có một số hành vi kỳ quặc về thể chất, chẳng hạn như cắn móng tay. Vì vậy, nhận thấy trẻ có hiện tượng gặm móng tay, cha mẹ nên cho trẻ đi khám để loại trừ nguyên nhân.

Trẻ nghiện cắn móng tay có thể bắt nguồn từ một căn bệnh tâm lý, cha mẹ cần loại bỏ càng sớm càng tốt-3

Dù trẻ có thói quen gặm móng tay là do nguyên nhân nào, bệnh lý về thể chất hay tâm lý thì cha mẹ cũng không nên ép buộc trẻ, đặc biệt là không nên dùng cách đánh đập, mắng mỏ trẻ, nếu không có thể làm nặng thêm bệnh ở trẻ và gây nguy hiểm.

Hậu quả xảy ra với những đứa trẻ thường xuyên cắn móng tay

Móng tay bị biến dạng: Trẻ cắn móng tay, cắn một cách vô thức dẫn đến chảy máu, làm tổn thương nghiêm trọng các mô xung quanh móng tay, gây thay đổi hình dạng của móng và cản trở sự phát triển của móng. Ngoài ra, việc cắn móng tay còn khiến răng bị biến dạng, miệng nhô ra hoặc thụt vào, ảnh hưởng đến hình ảnh tổng thể của cá nhân.

Trẻ nghiện cắn móng tay có thể bắt nguồn từ một căn bệnh tâm lý, cha mẹ cần loại bỏ càng sớm càng tốt-4

Gây nhiễm khuẩn ở miệng hoặc ruột, tăng khả năng mắc bệnh: Tay trẻ khi hoạt động ở ngoài tiếp xúc với rất nhiều giun sán, việc gặm nhấm ngón tay thường xuyên sẽ khiến vi khuẩn, giun sán trực tiếp đi vào cơ thể qua miệng, từ đó gây ra các bệnh cho cơ thể trẻ.

Làm thay đổi trong tính cách và hành vi, ảnh hưởng đến giao tiếp của trẻ: Trẻ em luôn thích cắn móng tay, đó có thể là biểu hiện của sự tự ti, hoặc có một số áp lực tâm lý không được giải phóng, chỉ có thể thông qua cắn móng tay để giải tỏa tâm lý. Nếu cha mẹ không chú ý, điều đó có thể khiến trẻ mặc cảm, tự ti, có những hành vi kỳ quặc, ảnh hưởng đến giao tiếp giữa cá nhân bình thường.

Làm thế nào để giúp trẻ cải thiện việc cắn móng tay?

Đánh lạc hướng trẻ: Sử dụng phương pháp không chú ý, khích lệ trẻ tham gia vào hoạt động khác. Ví dụ: các trò chơi phải dùng đến 2 tay như chơi nặn đất, xúc cát, leo trèo hoặc lắp ráp hình khối...

Quan tâm đến yêu cầu tâm lý của trẻ: Hãy cho trẻ cảm giác được yêu thương và chăm sóc, khuyến khích chúng chơi với bạn bè. Khi trẻ có người để cùng chơi, tâm trạng sẽ thoải mái, giảm cảm giác lo âu, áp lực, đây cũng là biện pháp giúp trẻ quên đi việc cắn móng tay.

Cắt tỉa và làm sạch móng tay cho trẻ: Cắn móng tay sẽ khiến các viền móng tay của trẻ trở nên không đều nhau, vì vậy trẻ sẽ lại tiếp tục cắn. Do đó, kiến nghị mỗi ngày nên cắt móng tay cho trẻ, giữ móng tay sạch sẽ, điều này có thể thay đổi dần thói quen cắn móng tay.

Giải thích cho trẻ hiểu tác dụng không tốt của việc cắn móng tay: Đối với trẻ dù lớn hay nhỏ, cha mẹ nên cởi mở trò chuyện với con để giúp bé hiểu được tác hại của việc cắn móng tay. Cha mẹ cần đưa ra những ví dụ thực tế, đơn giản giúp trẻ hiểu như: cắn móng tay sẽ làm tay trẻ trở nên xấu xí, khiến những con giun chiu vào trong bụng khiến bé khó chịu... Đa phần trẻ nhỏ khi thấy những hậu quả và đặc biệt kể tới giun sẽ đều sợ, có thể tự động ngưng cắn móng tay tức thì.

Tham gia các hoạt động thể chất: Cha mẹ và gia đình hãy cố gắng sắp xếp thời gian để cùng trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời, việc này sẽ khiến trẻ cảm thấy được quan tâm, bớt suy nghĩ và lo lắng. Đặc biệt, nên cùng trẻ tham gia các hoạt động phải dùng nhiều tới 2 tay như xây lâu đài cát, leo trèo, lắp ráp... Việc dùng cả 2 tay tham gia vào trò chơi sẽ đánh lạc hướng trẻ, khiến trẻ hông còn bận tâm đến việc cắn móng tay nữa.

Theo Mộc - VietNamNet