Giám sát để ngăn chặn dịch COVID-19 tại hai cơ sở chăm sóc bệnh nhân tâm thần ở Đồng Nai

Tin Y tế - Ngày đăng : 20:22, 13/09/2021

Từ hai ổ dịch COVID-19 đầu tiên ở BV Tâm thần TƯ 2 và Viện Pháp y Tâm thần TƯ Biên Hòa (gọi tắt là Viện và bệnh viện, trực thuộc Bộ Y tế, ở Đồng Nai), số ca nhiễm đã tăng mạnh.

Ngay khi xuất hiện hàng loạt các trưởng hợp dương tính với COVID-19 tại 2 cơ sở này, Bộ Y tế nhanh chóng lập Tổ công tác đặc biệt phòng chống dịch COVID-19 do PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) làm Tổ trưởng.

Kiểm soát chặt ngay từ cổng vào

Tức tốc khống chế dịch COVID-19 ở nơi điều trị bệnh nhân tâm thầnTức tốc khống chế dịch COVID-19 ở nơi điều trị bệnh nhân tâm thần

SKĐS - Đã 19 ngày không phát sinh thêm ca mắc COVID-19 mới ở Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hoà (gọi tắt là Viện, tại Đồng Nai). Trong tổng số 90 người nhiễm thì đã có 64 người cho kết quả xét nghiệm âm tính. Công tác chống lây nhiễm chéo, cách ly và các phác đồ điều trị được áp dụng khoa học.

Xác định ngăn chặn dịch bệnh lây lan là nhiệm vụ cấp bách vì đây là đối tượng bệnh nhân đặc biệt nên Tổ công tác Bộ Y tế đã chia thành nhiều nhóm nhỏ hỗ trợ cho viện và bệnh viện. Các công tác từ dinh dưỡng, kiểm soát nhiễm khuẩn, phân luồng, điều trị đều được hướng dẫn bài bản, khoa học.

Tại Viện Pháp y Tâm thần TƯ 2 có 90 ca F0 thì 64 ca đã âm tính, các ca còn lại tiến triển tốt, việc lây lan đã được kiểm soát, 20 ngày không có ca nhiễm mới. Tại BV Tâm thần TƯ 2, mặc dù số ca F0 vẫn cao, có khoa hầu hết bệnh nhân đều dương tính như khoa B1. Nhưng nhờ có hướng dẫn điều trị của Bộ Y tế mà các bệnh nhân đều được điều trị kịp thời.

Bộ Y tế giám sát để ngăn chặn dịch COVID-19 tại hai cơ sở chăm sóc bệnh nhân tâm thần ở Đồng Nai - Ảnh 2.

Việc kiểm soát dịch phải làm ngay từ cổng bệnh viện

Trong ngày 13/9, khi kiểm tra công tác điều trị tại BV, ông Lương Ngọc Khuê đã quán triệt dứt khoát: Phải kiểm soát chặt ngay từ cổng vào. Phân luồng, kẻ vạch rõ ràng, không thể để mập mờ, chung chung. Người vào bệnh viện phải tuân thủ nghiêm các quy định về phòng, chống dịch. Test nhanh các trường hợp cần thiết.

Ngoài ra, bệnh viện cần có bảng thông báo hạn chế tối đã người nhà đến thăm bệnh trong thời điểm dịch bệnh hiện nay. Công tác chống nhiễm khuẩn phải được làm tốt, phân rạch ròi các khu vực, khoa/phòng để không lây từ chỗ này sang chỗ khác. Phải chăm lo điều trị cho người bệnh, xác định đây là đối tượng đặc biệt, khác với bệnh nhân thông thường nhiễm COVID-19.

Bộ Y tế giám sát để ngăn chặn dịch COVID-19 tại hai cơ sở chăm sóc bệnh nhân tâm thần ở Đồng Nai - Ảnh 3.

PGS.TS Lương Ngọc Khuê yêu cầu bệnh viện phải phân luồng rạch ròi, ngay từ cổng vào phải có các bảng kẻ rõ ràng

Làm việc với bệnh viện và đại diện ngành y tế Đồng Nai, các thành viên Tổ công tác cũng đề xuất, lực lượng công an tham gia cùng địa phương phân luồng bệnh nhân tại cổng.

Bên cạnh đó, nhân viên y tế phải sàng lọc kỹ các yếu tố nguy cơ. Đặc biệt, ngay phía ngoài cổng bệnh viện còn tồn tại nhiều điểm gây nhếch nhách, mất mỹ quan, phía TP. Biên Hòa nên có giải pháp hỗ trợ xử lý.

Báo cáo với Tổ công tác, BS Võ Thành Đông, GĐ Bệnh viện cho biết: Ngay khi xuất hiện ca bệnh, Bệnh viện đã phối hợp với CDC Đồng Nai tổ chức khử khuẩn từng phòng bệnh và toàn bộ các khoa. Thiết lập khu cách ly y tế với toàn bộ 5 khoa có ca nhiễm trong thời gian 14-21 ngày, cách ly F0 điều trị riêng, tách F1 ra…

Cũng theo BS Đông, từ khi có ca nhiễm đầu tiên là bệnh nhân M.S tại Khoa B1 ngày 26/8, đến chiều ngày 13/9, tổng cộng bệnh viện có 235 ca F0 là bệnh nhân tâm thần và 8 nhân viên y tế ở 5 khoa là F0. Ca dương tính được phát hiện sau cùng là ngày 4/9. Đến nay công tác thu dung, điều trị vẫn được làm tích cực.

Quyết liệt khống chế, điều trị

Tổ công tác Bộ Y tế đã đưa ra kế hoạch chống dịch bài bản cho bệnh viện ở tất cả các khâu. Cụ thể như việc phần luồng, đánh giá nguy cơ. Ngoài phân tầng điều trị tốt cần kết nối Telehealth để hội chẩn chuyên môn từ xa. Thiết lập sơ đồ bệnh viện để nhận biết vùng xanh, đỏ, vàng… Phân loại kỹ theo đặc thù việc thu dung, chăm sóc; Phối hợp chuyển tuyến, chuyển tầng cần luôn sẵn sàng.

Bộ Y tế giám sát để ngăn chặn dịch COVID-19 tại hai cơ sở chăm sóc bệnh nhân tâm thần ở Đồng Nai - Ảnh 5.

TP.Biên Hòa nên sớm xử lý việc nhếch nhác, mất mỹ quan ngay ngoài cổng Bệnh viện

Giám sát, cách ly y tế phải thực hiện chặt chẽ. Cứ 3 ngày test nhanh (hoặc PCR) một lần đối với các đối tượng nguy cơ và 7 ngày làm xét nghiệm toàn bộ nhân viên,bệnh nhânvà người bệnh… Cùng với đó tăng cường vệ sinh ngoại cảnh, tăng cường lau bề mặt tiếp xúc theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Điều trị, giảm nhẹ ngay từ tuyến dưới cũng là nhiệm vụ trọng tâm nên Tổ công tác đã hướng dẫn lập nhiều phân khu khoa học, như Khu điều trị; Khu hồi sức; Khu buồng đệm… Mỗi buồng bệnh nhân không triệu chứng chỉ kê tối đã 6 giường, đảm bảo thông thoáng. Trang thiết bị và các thuốc điều trị cho F0 phải đảm bảo đầy đủ.

Bệnh viện cần bổ sung bình oxy 50-100 lít tại khu điều trị bệnh nhân phân tầng 2 và bình oxy 5 lít để phục vụ cho việc chuyển bệnh nhân. Bố trí máy X-Quang tại giường, xét nghiệm đông máu cơ bản, Ddimer…

Bộ Y tế giám sát để ngăn chặn dịch COVID-19 tại hai cơ sở chăm sóc bệnh nhân tâm thần ở Đồng Nai - Ảnh 6.

Phòng bệnh nhân tâm thần nhiễm COVID-19 bảo đảm thoáng mát, có sẵn máy móc để điều trị

PGS.TS Lương Ngọc Khuê cho biết, Bộ Y tế luôn quan tâm đến điều trị bệnh nhân COVID-19 đặc biệt này. Đây là cơ sở lớn của phía Nam với quy mô gần 1.200 giường. Tại đây, sẽ áp dụng phương pháp bệnh viện tách đôi (vừa thăm khám, điều trị bệnh nhân tâm thần vừa điều trị cho bệnh nhân tâm thần nhiễm COVID-19). Mục tiêu là kiểm soát sớm nhất, giảm tối đa ca tử vong.

Bệnh viện đã chuẩn bị khoảng 400 giường dành cho điều trị bệnh nhân tâm thần nhiễm COVID-19. Bộ Y tế yêu cầu ngoài việc thông suốt công tác chỉ đạo, điều hành cần đảm bảo công tác điều trị với mục tiêu người bệnh là trên hết.

Bên cạnh đó, cần kiểm soát lây nhiễm, đẩy mạnh bao phủ vaccine. Đến nay, đã có hơn 95% y bác sĩ tiêm mũi 1, gần 84% tiêm mũi vaccine thứ 2. Dự kiến ngày 18/9 sẽ tiêm cho các bệnh nhân tâm thần chưa nhiễm COVID-19.


Hà Văn Đạo