Đi công tác về sớm, bạn thân ở nhà tôi, trơ trẽn nói: “Tớ đang giúp cậu chia sẻ gánh nặng chăm sóc chồng”

Gia đình - Ngày đăng : 14:00, 16/08/2021

Cách đây một thời gian, khi tôi đi công tác về sớm thì thấy người bạn gái thân của mình đang bận rộn bếp núc ngay trong nhà tôi. Điều tôi băn khoăn là: Tôi không ở nhà thì tại sao cô ấy lại đến nhà tôi? Điều này có lạ không?

Một bức thư từ một cư dân mạng viết như sau:

“Trước kết hôn, tôi cũng là một đứa con gái được bố mẹ nuông chiều, thậm chí đến nấu ăn còn không phải động tay vào. Thế nhưng sau kết hôn, tôi dần biến mình thành... một người đàn ông: Tôi có thể một tay ôm con, một tay đi chợ… dễ như bỡn. Để tối đa hóa tài chính gia đình, tôi cho phép mình thường xuyên đi công tác.

Đôi khi, trong lòng tôi có những lời phàn nàn: tại sao một số phụ nữ có thể đi mua sắm và spa với bạn bè suốt ngày, còn tôi thì không. Nhưng sự đố kỵ với cuộc sống của người khác và phàn nàn về cuộc sống của mình sẽ chỉ xuất hiện thoáng qua trong tâm trí tôi. Bởi vì thường xuyên hơn, tôi cảm thấy rằng với tư cách là một thành viên quan trọng của gia đình, việc chia sẻ gánh nặng là cần thiết.

Chỉ trong nháy mắt, tôi đã kết hôn với chồng được 9 năm, theo nhận thức của tôi, tình cảm giữa vợ chồng tôi không có vấn đề gì. Tuy nhiên, cách đây một thời gian, khi tôi đi công tác về sớm thì thấy người bạn gái thân của mình đang bận rộn bếp núc ngay trong nhà tôi. Điều tôi băn khoăn là: Tôi không ở nhà thì tại sao cô ấy lại đến nhà tôi? Điều này có lạ không? Dù không tận mắt chứng kiến ​​cảnh ngoại tình oái oăm giữa cô ta và chồng tôi nhưng đến lúc này thì không “tình ngay lý gian”, họ muốn chối cũng khó!

Đi công tác về sớm, bạn thân ở nhà tôi, trơ trẽn nói: Tớ đang giúp cậu chia sẻ gánh nặng chăm sóc chồng”-1(Ảnh minh họa)

Trước sự tra hỏi của tôi, cả chồng và bạn thân đều không thừa nhận giữa họ có chuyện mập mờ. Bạn thân còn trơ trẽn nói: “Mày đừng hiểu lầm lòng tốt của tao. Tao chỉ nghĩ mày đang đi công tác; chồng và con mày có thể sẽ không ăn uống tốt, nên mới đến nhà mày, hoàn toàn là chia sẻ gánh nặng chăm sóc chồng cho mày”. Nghe xong, tôi tát bạn thân hai cái, đáp: “Chồng tao, tao tự chăm sóc; nếu tao không chăm sóc tốt, anh ta đói thì có thể gọi đồ ăn tới nhà!”

Sau đó, tôi và bạn gái thân cãi nhau một trận. Cô ấy vùng vằng rời khỏi nhà chúng tôi, trước khi đi, vẫn cứng miệng nói: “Mày là kiểu đàn bà điển hình không biết phân biệt tốt xấu”. Còn thái độ của tôi vẫn là: “Sau này tốt nhất là chết già tao với mày cũng không qua lại với nhau. Lần sau tao mà nhìn thấy mày trong nhà tao thì không phải là hai bạt mà giải giải quyết xong vấn đề. Đến lúc đó, tao sẽ làm cho mày chết đến mức khó coi!”

Sau khi bạn gái thân bỏ đi, tôi độc mồm chửi bới. Chồng ngồi trên ghế sô pha không dám hé răng nửa lời.

Tôi chưa bao giờ nghĩ đến chuyện ly hôn: 1) Vì con tôi còn nhỏ; 2) Bản chất chồng tôi không tệ như vậy; 3) Cùng chồng, chúng tôi đã tích lũy được một mối quan hệ gia đình bền chặt trong nhiều năm qua”.

***

Phân tích tâm lý:

Đôi khi, sau khi làm sai điều gì đó, không phải là bạn không nhận ra lỗi lầm của mình, bạn chỉ nghĩ cách cố gắng giúp mình “trong sạch”. Điều quan trọng là ai trong lòng cũng có thước đo riêng và không phải là ai cũng là kẻ ngốc.

Mỗi người cần ý thức về ranh giới giữa mọi người: Tốt nhất không nên làm bạn bè khác giới với bạn thân của người yêu; đừng chủ động hỏi thông tin liên lạc với bạn thân của người yêu và thường xuyên liên lạc một mình với người đó. Nếu không sẽ khiến người yêu bạn cảm thấy vô cùng khó chịu.

Về chuyện lùm xùm giữa bạn gái thân của vợ và chồng trong tình huống này: thái độ của cô bạn gái thân là ngụy biện, còn người chồng là im lặng.

Việc hai người vượt qua ranh giới chắc chắn khiến người vợ cảm thấy vô cùng khó chịu. Tuy nhiên, trong việc giải quyết vấn đề này, chị đánh giá được điều gì là quan trọng hơn nên quyết định cuối cùng là: không bao giờ giao du với cô bạn gái kia nữa, và tha thứ cho chồng.

Sự nhân nhượng này không có nghĩa là chị sẽ không thể sống tốt nếu không có chồng bên cạnh, nhưng có quá nhiều ràng buộc trong hôn nhân đã hạn chế việc ly hôn của chị. Điều đó cũng có nghĩa là dù người vợ có lựa chọn tha thứ thì trong lòng chị vẫn sẽ có những mối hận nhất định.

Đi công tác về sớm, bạn thân ở nhà tôi, trơ trẽn nói: Tớ đang giúp cậu chia sẻ gánh nặng chăm sóc chồng”-2(Ảnh minh họa)

Vì lý do này, trong giai đoạn sau ngoại tình, người vợ nên: 1) Đừng thường xuyên nhắc đến chuyện giữa chồng chị và bạn gái của chị trước mặt anh ấy; 2) Đừng mỉa mai chồng vì anh ấy đã làm sai trong quá khứ; 3) Vì chị đã chọn tha thứ, nên hãy để mọi chuyện yên. Hãy tin rằng thời gian là một sự tồn tại kỳ diệu, có thể giúp chị xua đi những ký ức tồi tệ, cũng có thể cho vợ chồng chị đi lại đúng quỹ đạo cần thiết.

Thế giới rộng lớn, không chuyện gì là không thể xảy ra, vì vậy đôi khi chúng ta sẽ gặp phải một số người làm cho mình ghê tởm. Đó là một hiện tượng bình thường, đối với nhóm này, nên tránh càng xa càng tốt, chẳng hạn như cô bạn thân kể trên. Còn với những người đã chọn tha thứ thì hãy thực sự tha thứ, như người chồng chẳng hạn.

Về hôn nhân, thực ra ai cũng cảm thấy hành vi tổn thương nhất chính là việc người mình yêu ngoại tình. Nhưng, tôi luôn luôn cảm thấy rằng quan điểm không hợp mới là điều tồi tệ nhất. Nếu quan điểm của vợ chồng trong hôn nhân cơ bản là như nhau, tôi cảm thấy rằng rất nhiều hành vi sai trái sẽ dễ dàng sửa chữa được hơn. Đặc biệt là khi cả hai bên đều có tinh thần khiêm tốn, cầu thị đối phương, chắc chắn sẽ biết thỏa hiệp và hy sinh bản thân trong một số điều. Vì vậy, khi chúng ta gặp phải những điều không hài lòng, đừng vội nói những lời cay nghiệt qua loa mà bình tĩnh suy nghĩ: có cần phải tha thứ cho nhau hay không?

Theo V.A - Vietnamnet