Ăn trộm được 600 triệu USD tiền mã hóa, hacker tự nhận mình là huyền thoại, trở mặt không trả lại tiền cho các nạn nhân

Đi chợ công nghệ - Ngày đăng : 15:52, 11/08/2021

Một cái kết có hậu đã không đến với các nạn nhân trong vụ mất trộm tiền mã hóa lớn nhất trong lịch sử này.

Những tưởng một cái kết có hậu sẽ đến với các nạn nhân trong vụ trộm tiền mã hóa lớn kỷ lục lên đến hơn 600 triệu USD khi một tin nhắn của hacker gửi qua giao dịch chuyển tiền cho biết, tên này đang cân nhắc về khả năng hoàn trả lại một phần số tiền bị lấy trộm.

Ăn trộm được 600 triệu USD tiền mã hóa, hacker tự nhận mình là huyền thoại, trở mặt không trả lại tiền cho các nạn nhân - Ảnh 1.

Tin nhắn của hacker cho biết dự định trả lại một phần tiền đã lấy trộm được

Thế nhưng có vẻ hacker đã thay đổi dự định của mình khi trong tin nhắn mới đây nhất – vẫn được gửi thông qua một giao dịch tiền mã hóa – hacker này tự nhận mình là một huyền thoại khi thực hiện được vụ trộm lớn đến như vậy. Không những thế, tên này còn tuyên bố sẽ không trả lại số tiền như đã hứa trước đây.

Với tuyên bố này, dường như không còn nhiều hy vọng để các nạn nhân lấy lại tiền trong vụ hack lịch sử này.

Ăn trộm được 600 triệu USD tiền mã hóa, hacker tự nhận mình là huyền thoại, trở mặt không trả lại tiền cho các nạn nhân - Ảnh 2.

Cuối cùng cái kết có hậu đã không đến, hacker đã quyết định sẽ không trả lại số tiền này

Trước đó, không lâu sau khi được thông báo về vụ hack, hãng bảo mật blockchain SlowMist cho biết trong một dòng tweet rằng, các nhà nghiên cứu của họ đã "thu thập được hộp thư, địa chỉ IP và các dấu vân tay thiết bị của kẻ tấn công" và rằng họ "hoàn toàn có thể lần theo các manh mối nhận dạng có liên quan đến vụ tấn công Poly Network."

Theo SlowMist, ban đầu nguồn tiền trong ví của kẻ tấn công là các đồng XMR (Monero) – một đồng tiền mã hóa có tính riêng tư cao – và sau đó được chuyển sang các đồng tiền mã hóa khác như BNB, ETH và MATIC cùng vài đồng tiền khác.

Ăn trộm được 600 triệu USD tiền mã hóa, hacker tự nhận mình là huyền thoại, trở mặt không trả lại tiền cho các nạn nhân - Ảnh 3.

Trước đó Poly Network đã cố gắng thuyết phục hacker trả lại tiền cho nạn nhân của vụ trộm

Phát hiện này được hỗ trợ bởi các đối tác của SlowMist, bao gồm sàn giao dịch tiền mã hóa của Trung Quốc Hoo Exchange. "Dựa trên dòng tiền và thông tin dấu vân tay nhiều thiết bị khác nhau, nhiều khả năng đây là một cuộc tấn công đã được lên kế hoạch từ lâu, có tổ chức và được chuẩn bị tốt." SlowMist cho biết.

Tổng hợp

Nguyễn Hải