Muốn biết trẻ có thông minh tài giỏi hay không, chỉ cần nhìn cách trẻ sử dụng đôi bàn tay là rõ!

Cùng con trưởng thành - Ngày đăng : 10:00, 04/08/2021

Bằng cách quan sát quá trình trẻ nhỏ sử dụng đôi bàn tay, cha mẹ có thể biết được một phần chỉ số IQ cũng như năng lực tiềm ẩn bên trong con người của trẻ.

Các bậc cha mẹ có kinh nghiệm biết rằng hầu hết trẻ sơ sinh đều có thói quen "ăn" bàn tay nhỏ giống nhau. Thực tế, bàn tay là một kênh thu thập thông tin quan trọng đối với trẻ sơ sinh. Ăn bằng tay là một quá trình học hỏi và nhận thức đối với trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi.

Tất nhiên, khi đã qua giai đoạn "ăn dặm", chúng ta phải can thiệp một cách thích hợp vào thói quen "ăn" tay của bé và hướng dẫn bé cảm nhận những cách sử dụng khác của tay.

Muốn biết trẻ có thông minh tài giỏi hay không, chỉ cần nhìn cách trẻ sử dụng đôi bàn tay là rõ!-1

Sukhomlinsky, một nhà lý luận kiêm nhà giáo dục nổi tiếng ở người Ukraina,từng nói: “Lao động có vai trò cực kỳ quan trọng đối với trí tuệ, còn trí tuệ của trẻ em là ở sự hướng dẫn của gia đình và giáo viên”.

Từ quan điểm này, nếu mong muốn con mình thông minh, tài giỏi hơn trong tương lai, cha mẹ có thể bắt đầu bằng việc rèn luyện khả năng thực hành của trẻ.

Người xưa thường nói: "Bàn tay là bộ não thứ hai của trẻ."

Khi trò chuyện với đồng nghiệp, cô Mỹ Liên nói rằng cô luôn nhớ về việc em trai mình thích "phá phách" ở nhà từ khi còn là đứa trẻ. Cậu bé thích tháo lắp mọi thứ trong nhà, điều này đôi khi khiến cha mẹ vô cùng tức giận. Tuy nhiên sau khi tìm hiểu, cha mẹ cô đã thấy rằng chính việc "phá phách" đó của con trai khiến cậu bé lanh lợi hơn rất nhiều. Chưa kể, sau này thành tích học tập của cậu em trai cũng rất tốt. Ngoài ra, mỗi khi trong nhà có đồ gì hỏng hóc, em trai cô thường tự mày mò sửa nên gia đình tiết kiệm được kha khá chi phí bảo trì. Quan điểm “bàn tay là bộ não thứ hai của trẻ” trong trường hợp này thực sự rất đúng.

Thực ra, câu này có cơ sở khoa học.

Có những thí nghiệm đã nghiên cứu sự khác biệt trong dây thần kinh của bàn tay người và chuột. Theo ý kiến ​​của các chuyên gia, kết quả xét nghiệm gen của chuột và người giống nhau nhất, chỉ chênh lệch 3%, tuy nhiên, điều khiến các nhà nghiên cứu băn khoăn là tay người có khoảng 1 triệu dây thần kinh, trong khi tay chuột chỉ có khoảng có khoảng 30.000 sợi thần kinh, con số này kém hơn 30 lần.

Muốn biết trẻ có thông minh tài giỏi hay không, chỉ cần nhìn cách trẻ sử dụng đôi bàn tay là rõ!-2

Vì vậy, sự linh hoạt và tầm quan trọng của bàn tay là món quà mà thiên nhiên ban tặng cho loài người, giúp chúng ta có thể làm chủ sự tương tác giữa bàn tay và não bộ, để con người có thể bắt đầu chế tạo và sử dụng các công cụ.

Chính vì bàn tay của chúng ta có rất nhiều sợi thần kinh nên khoảng 1/4 hoặc thậm chí 1/3 thông tin trong vỏ não của chúng ta có liên quan đến bàn tay.

Khi các dây thần kinh tay của trẻ hoàn thiện và nhạy bén hơn, tư duy não bộ của trẻ cũng nhanh nhẹn hơn, trẻ sẽ thông minh hơn.

Ví dụ, trẻ em thích vẽ, trẻ sẽ kiểm soát việc sử dụng bút tốt hơn và chuyển động tay nhanh nhẹn hơn. Từ đó, khi bước vào trường tiểu học và bắt đầu học viết, các em có xu hướng viết đẹp và hiệu quả hơn, ít lỗi chữ hơn.

Bằng cách này, trẻ có thể phân bổ năng lượng hợp lý hơn cho từng môn học. Không khó hiểu khi đứa trẻ như vậy lại được điểm cao, học tốt hơn bình thường. Hầu hết những đứa trẻ có bàn tay linh hoạt đều có những đặc điểm này, cha mẹ có thể so sánh một cách đơn giản.

Vì vậy, khi ở bên con, chúng ta có thể quan sát khả năng vận động tay của trẻ và chú ý đến sự tiến bộ của các cử động tay của trẻ. Nhìn chung trẻ có đôi tay linh hoạt có một số đặc điểm chung, cha mẹ có thể so sánh với những trẻ cùng trang lứa. Khi nhận thấy khả năng của trẻ, cha mẹ có thể khuyến khích, tạo điều kiện để trẻ phát triển tốt hơn.

1. Trẻ giỏi "nghịch ngợm quậy phá"

Nói đến chuyện “phá phách” của trẻ, đây có lẽ là một “tác dụng phụ” sẽ khiến nhiều bậc phụ huynh đau đầu. Từ việc bắt đầu tô son, tô tường bằng phấn mắt, nghịch "bùn" với mỹ phẩm, đến việc tháo ổ cắm, đèn đọc sách, bàn và thậm chí cả điện thoại di động khi con lớn... Điều này khiến không ít cha mẹ đau đầu. Nhưng, bỏ qua một bên sự bực bội nhất thời, cha mẹ nên hiểu rằng đây phần lớn là biểu hiện của sự phát triển khả năng thực hành của trẻ nhỏ. Việc cha mẹ vì quá tức giận khi trẻ làm hỏng đồ, mất đò, sau đó cấm trẻ "táy máy" tay chân, vô tình có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sáng tạo, làm mất đi "nguồn tài sản" quý giá trong cuộc đời trẻ.

Muốn biết trẻ có thông minh tài giỏi hay không, chỉ cần nhìn cách trẻ sử dụng đôi bàn tay là rõ!-3

Thực tế, trong quá trình “khám phá”, nhận thức của trẻ về mọi thứ được cải thiện đáng kể. Điều này cho phép trẻ hiểu biết trực quan và sâu sắc hơn về hình dạng, cảm ứng, kích thước và chức năng của các đối tượng, vật thể khác nhau.

Trong quá trình này, bàn tay và não bộ sẽ hình thành sự hứng thú và kết nối mới, giúp thúc đẩy hơn nữa khả năng hiểu biết, ghi nhớ và tư duy của bé. Đây là lý do tại sao một số người nói rằng muốn biết trẻ có thông minh hay không, có thể quan sát đôi bàn tay của trẻ.

2.  Khả năng thực hành mạnh mẽ, sử dụng trong luyện tập tay linh hoạt 

Trong các khóa học mẫu giáo và tiểu học, thường có một bài tập khiến phụ huynh rất phiền phức khi phải cùng con làm việc bằng tay như vẽ tranh, cắt dán, làm thủ công… Trên thực tế, phần lớn bài tập về nhà này là do phụ huynh làm, trẻ thường chỉ quan sát hoặc giúp đỡ một chút, đa phần không tham gia tự làm toàn bộ.

Điều này vô tình khiến trẻ không có cơ hội huy động trí não, không gợi mở được những ý tưởng hay ho, khai sáng trí sáng tạo và trí tưởng tượng, khiến nhiều trẻ dần bị "giam cầm" trong một khuôn khổ tư duy cụ thể.

Nhưng nếu trẻ luôn sẵn sàng tham gia vào các bài tập thủ công về nhà, giữ vai trò chủ đạo trong quá trình này, trong khi cha mẹ sẽ chỉ cung cấp đồ dùng để trẻ tự hoàn thiện việc của mình, cha mẹ sẽ phát hiện ra trong thân hình nhỏ bé của trẻ, thực ra là cả một thế giới phong phú cùng nhiều khả năng tiềm ẩn. Ví dụ, khi trẻ thích vẽ tranh và luôn có thể hoàn thành một cách tương đối tốt, trẻ trong tương lai rất có thể có khả năng tay nghề cao, hoạt động trí não cũng hoạt động rất tốt.

Muốn biết trẻ có thông minh tài giỏi hay không, chỉ cần nhìn cách trẻ sử dụng đôi bàn tay là rõ!-4

3. Luôn thích khám phá những điều mới

Có nhiều trẻ thích nhặt lá cây, đá cuội, chai lọ hoặc nhiều thứ khác, dùng tay cảm nhận những thứ khác nhau và muốn chạm vào mọi thứ khi nhìn thấy. Điều này thể hiện trẻ có trí tò mò mạnh mẽ, luôn mong muốn khám phá mọi điều. Khi trẻ chạm và cảm nhận mọi thứ bằng tay, lượng xử lý thông tin trong não sẽ tăng lên cùng với sự tinh chỉnh của các chuyển động của tay; từ đó cải thiện sự nhạy bén của tư duy, giúp rèn luyện sự phát triển trí não và cải thiện khả năng của trẻ.

Muốn biết trẻ có thông minh tài giỏi hay không, chỉ cần nhìn cách trẻ sử dụng đôi bàn tay là rõ!-5

Với việc tăng cường thực hành bàn tay, trẻ em được tiếp xúc với nhiều đồ vật hơn, não bộ của trẻ em không ngừng được củng cố và vận động, tự nhiên trẻ trở nên thông minh hơn, nhạy bén hơn.

Khi gặp những đứa trẻ như vậy, cha mẹ hãy cố gắng cung cấp và tạo điều kiện để trẻ được phát triển tốt nhất. Từ 2000 năm trước, Khổng Tử đã đã từng nói rằng giáo dục con người nên "dạy học sinh theo năng khiếu của chúng". Cha mẹ nên có những biện pháp động viên phù hợp và theo những nguyên tắc nhất định, kích thích khả năng thực hành của trẻ và bảo vệ khả năng sáng tạo của trẻ.

Ví dụ, đối với những đứa “phá phách” thích “tháo lắp đồ”, cha mẹ có thể khắc phục "thiệt hại" bằng cách mua một số đồ chơi đặc biệt hoặc cho con một số đồ dùng cũ trong nhà để trẻ học. Khi nhận thấy trẻ đặc biệt thích vẽ, chơi rubic, chơi thể thao hoặc đơn giản là có một khả năng nào đó, cha mẹ nên định hướng đúng sở thích của trẻ và khuyến khích trẻ tham gia nhiều hơn, đăng ký cho trẻ tham gia vào các lớp học năng khiếu... để nuôi dưỡng ước mơ của các con.

Muốn biết trẻ có thông minh tài giỏi hay không, chỉ cần nhìn cách trẻ sử dụng đôi bàn tay là rõ!-6

Trong xã hội ngày nay, khả năng sáng tạo là một nguồn tài nguyên khan hiếm, nhưng đối với trẻ em, óc sáng tạo và trí tưởng tượng là một tài năng bẩm sinh. Chúng ta phải bảo vệ tài năng này, cho trẻ thấy tài năng của mình và tìm kiếm một “sân khấu” rộng lớn hơn.

Tôi tin rằng đứa trẻ nào cũng giỏi và yêu thích mọi thứ, nhưng khi đứa trẻ lớn lên, chúng ta áp đặt quá nhiều thứ mà chúng ta cho rằng nên dung hòa. Và bọn trẻ dần quên cách nghĩ về những gì chúng muốn.

Vì vậy, là cha mẹ của thời đại mới, chúng ta phải dành cho trẻ một khoảng không gian nhất định để tự do bay nhảy, khám phá, “phá phách” nhằm tạo ra những điều mới mẻ.

Theo Mộc - VietNamNet