Y tế [LIVE] Phát động Chiến dịch tiêm chủng quốc gia lớn nhất từ trước đến nay Nhóm Phóng viên - 10:09 10/07/2021 GMT+7

Tin Y tế - Ngày đăng : 10:09, 10/07/2021

Sáng 10/7, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ phát động triển khai Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 toàn quốc. Đây là chiến dịch tiêm chủng quốc gia lớn nhất từ trước tới nay, số lượng tiêm đến hàng triệu mũi, thực hiện trong thời gian ngắn. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đến dự và chỉ đạo tại lễ phát động.
Sáng 10/7, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ phát động triển khai Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 toàn quốc. Đây là chiến dịch tiêm chủng quốc gia lớn nhất từ trước tới nay, số lượng tiêm đến hàng triệu mũi, thực hiện trong thời gian ngắn. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đến dự và chỉ đạo tại lễ phát động.
COVID-19:
Số ca lây nhiễm trong nước từ 27/4 đến nay
23071
Tỉnh thànhHôm nayTổng
TP. HCM +520 10815
Đồng Nai +18 140
Khánh Hòa +15 144
Bà Rịa - Vũng Tàu +11 34
An Giang +10 72
Phú Yên +8 375
Bình Phước +4 15
Hà Nội +2 290
Thanh Hóa +2 13
Bến Tre +2 4
Tây Ninh +1 17
Bắc Giang 0 5667
Bắc Ninh 0 1678
Bình Dương 0 1126
Đồng Tháp 0 470
Long An 0 314
Đà Nẵng 0 250
Tiền Giang 0 231
Hưng Yên 0 156
Quảng Ngãi 0 154
Nghệ An 0 131
Hà Tĩnh 0 121
Lạng Sơn 0 112
Bệnh viện K TW 0 106
Vĩnh Phúc 0 99
BV Bệnh Nhiệt đới TW 0 96
Điện Biên 0 58
Vĩnh Long 0 57
Hải Dương 0 51
Hà Nam 0 50
Thái Bình 0 28
Trà Vinh 0 23
Bình Định 0 17
Hải Phòng 0 16
Bình Thuận 0 15
Hòa Bình 0 12
Cà Mau 0 12
Lâm Đồng 0 10
Bạc Liêu 0 8
Gia Lai 0 8
Cần Thơ 0 7
Nam Định 0 7
Đắk Lắk 0 7
Huế 0 6
Hậu Giang 0 5
Quảng Ninh 0 5
Bắc Kạn 0 5
Phú Thọ 0 5
Lào Cai 0 4
Ninh Bình 0 4
Quảng Nam 0 4
Quảng Trị 0 3
Thái Nguyên 0 3
Kiên Giang 0 3
Sóc Trăng 0 3
Tuyên Quang 0 1
Yên Bái 0 1
Ninh Thuận 0 1
Sơn La 0 1
Đắk Nông 0 1

Dưới sự chỉ đạo sát sao của Đảng, Nhà nước, Chính phủ cùng với sự vào cuộc của các cấp chính quyền, sự đồng lòng của toàn thể nhân dân, Việt Nam đã triển khai nhiều biện pháp kiểm soát, chống dịch mạnh mẽ, hiệu quả, được bạn bè quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức tiêm chủng kịp thời, an toàn, hiệu quả, Bộ Y tế phối hợp Bộ Quốc phòng và các Bộ, ngành tổ chức Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 toàn quốc.

Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 toàn quốc lần này là chiến dịch tiêm chủng quốc gia lớn nhất từ trước tới nay, số lượng tiêm đến hàng triệu mũi, thực hiện trong thời gian ngắn. Đây là giải pháp cần thiết và quan trọng để phòng chống dịch bệnh và phát triển kinh tế - xã hội.

Trong thời gian qua, Bộ Y tế đã nỗ lực tiếp cận các nguồn cung vắc xin phòng COVID-19 qua nhiều kênh khác nhau. Đến nay đã có khoảng 105 triệu liều từ các nguồn cung ứng khác nhau được cam kết phân bổ cho Việt Nam.
Sử dụng vắc xin COVID-19 cho các đối tượng nguy cơ và cộng đồng được nhấn mạnh là biện pháp phòng, chống dịch chủ động. Việt Nam phấn đấu đặt mục tiêu cuối năm 2021, hoặc đầu năm 2022 có thể đạt miễn dịch cộng đồng, ước khoảng 70% dân số Việt Nam phải được tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.

Ngày 8/7, Bộ Y tế đã có Quyết định số 3355/QĐ-BYT về việc ban hành Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 năm 2021-2022. Kế hoạch này sẽ được cập nhật theo tình hình dịch và khả năng cung ứng vắc xin. Đây là căn cứ để các đơn vị, địa phương xây dựng kế hoạch và thực hiện tiêm vắc xin phòng COVID-19...

Dòng thời gian
10:30, 10-07-2021

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long báo cáo công tác chuẩn bị sẵn sàng triển khai Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 toàn quốc và phát động Chiến dịch.

Theo Bộ trưởng, Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 trên phạm vi toàn quốc được phát động với mục tiêu bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân và sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường.

Để có thể tiếp cận được nguồn vắc xin trong bối cảnh khan hiếm trên quy mô toàn cầu, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế đã hết sức nỗ lực, cố gắng để sớm đưa vắc xin về Việt Nam. Hàng trăm cuộc trao đổi, làm việc, đàm phán với các tổ chức, nhà sản xuất vắc xin được Bộ Y tế bền bỉ thực hiện suốt từ giữa năm 2020 đến nay đã giúp Việt Nam có được 105 triệu liều vắc xin trong năm 2021, tiến tới đạt 150 triệu liều để tạo miễn dịch cộng đồng trong cuối năm 2021 và đầu năm 2022.

Riêng trong tháng 7/2021, hơn 8 triệu liều vắc xin sẽ về đến Việt Nam, đúng vào thời điểm dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp tại TP Hồ Chí Minh và một số địa phương trong khu vực miền Nam. Tất cả các vắc xin được Bộ Y tế cấp phép sử dụng và đưa về Việt Nam đều đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của vắc xin trong phòng, chống dịch bệnh, đại đa số người dân đều có chung mong muốn được tiêm chủng vắc xin. Việt Nam là nước có tỷ lệ người dân ủng hộ việc tiêm vắc xin cao hơn nhiều nước trên thế giới. Tinh thần này cũng được thể hiện rất rõ trong việc người dân tích cực tham gia ủng hộ Quỹ Vắc xin phòng chống dịch COVID-19 của Chính phủ, cũng như sẵn sàng tham gia tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 trong thời gian qua. Đây là yếu tố thuận lợi đồng thời cũng là trách nhiệm của ngành Y tế và các Bộ, ngành liên quan, để triển khai thật tốt và hiệu quả chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.

Chiến dịch tiêm chủng vắc xin COVID-19 với quy mô lớn nhất trong lịch sử tiêm chủng tại Việt Nam đã có sự phối hợp chặt chẽ của các Bộ: Y tế, Quốc phòng, Công an, Thông tin và Truyền thông, Giao thông Vận tải và Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; đã thiết lập Ban Chỉ đạo Chiến dịch tiêm chủng để xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai trên quan điểm thống nhất “tiêm nhanh nhất, nhiều nhất, rộng nhất, đảm bảo an toàn, hiệu quả, công bằng và công khai”.

Không bỏ phí bất cứ một liều vắc xin nào…

Chiến dịch tiêm chủng lần này có nhiều điểm mới so với các chiến dịch tiêm chủng trước đây, trong đó:

(1) thiết lập hệ thống bảo quản, vận chuyển vắc xin dưới sự điều hành của Bộ Y tế và Bộ Quốc phòng, vắc xin được đảm bảo chất lượng và vận chuyển nhanh nhất từ các kho trung tâm tại các Quân khu tới thẳng các điểm tiêm;

(2) thiết lập hệ thống giám sát chất lượng thông qua giám sát toàn bộ quy trình bảo quản, vận chuyển tổ chức tiêm và quản lý điều hành trực tuyến toàn bộ quá trình tiêm chủng;

(3) chiến dịch huy động tổng lực các lực lượng với hàng chục nghìn cơ sở y tế, hàng vạn cán bộ y tế và các lực lượng khác trong cả nước từ trung ương và địa phương, gồm cả lực lượng dân y và quân y, cả công lập và tư nhân;

(4) triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tiêm chủng với việc đưa vào sử dụng Sổ sức khỏe điện tử để quản lý quá trình tiêm chủng của từng người dân.

Bộ Y tế cùng các Bộ quyết tâm, nỗ lực để thực hiện hiệu quả, thành công chiến dịch tiêm chủng với phương châm “tiêm đến đâu an toàn đến đó”, “không bỏ phí bất cứ một liều vaccine nào” và “không lãng phí bất cứ đồng nào từ Quỹ Vắc xin phòng, chống COVID-19 của Việt Nam”.

Tiêm chủng không chỉ là quyền lợi, trách nhiệm của mỗi cá nhân mà còn là trách nhiệm đối với cộng đồng, đất nước

Để chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 thành công, Bộ Y tế và Ban Chỉ đạo Chiến dịch mong muốn nhận được sự hưởng ứng tích cực và hợp tác nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả của các cấp ủy Đảng và chính quyền, các bộ ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và toàn thể người dân Việt Nam.

Đặc biệt, Bộ Y tế kêu gọi toàn thể người dân nêu cao tinh thần trách nhiệm trong thực hiện phòng chống dịch, xác định việc tiêm chủng không chỉ là quyền lợi, trách nhiệm của mỗi cá nhân mà còn là trách nhiệm đối với cộng đồng, đất nước. Ngành y tế và các lực lượng sẽ nỗ lực hết mình, phát huy cao nhất tinh thần trách nhiệm để quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ của mình và triển khai thành công chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.

Bộ Y tế sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, các quốc gia, các tổ chức, đối tác nước ngoài để thúc đẩy việc thực hiện cam kết cung ứng vắc xin cho Việt Nam theo đúng tiến độ. Bên cạnh đó, sẽ thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi để các loại vắc xin đang được nghiên cứu, thử nghiệm tại Việt Nam sớm được sản xuất, phê duyệt phục vụ nhu cầu tiêm chủng trong nước; đồng thời đẩy nhanh việc chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin, từng bước xây dựng an ninh vắc xin cho Việt Nam.

10:08, 10-07-2021

Ông Kamal Malhotral - Điều phối viên chương trình Liên Hợp Quốc tại Việt Nam nhấn mạnh: "Tôi rất vui mừng được đại diện cho Liên Hợp Quốc tại Việt Nam có mặt tại sự kiện quan trọng này. Cơ chế COVAX là niềm hy vọng lớn của thế giới nhằm đảm bảo công bằng trong phân phối vắc xin toàn cầu và tiếp cận những quốc gia và người dân dễ bị tổn thương nhất trên thế giới để đối phó với đại dịch COVID-19. Cho đến lúc này, cơ chế COVAX trên toàn cầu đã phân bổ khoảng 215 triệu 1 vắc xin và hơn 100 triệu liều đã được vận chuyển đến 135 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam".

Ông Christopher Klein, Đại biện lâm thời Đại sứ quán Hoa Kỳ chia sẻ: “Lô vắc-xin này mang đến cho chúng ta hy vọng về một hồi kết cho cuộc chiến chống COVID-19. Nó mang đến cho chúng ta hy vọng rằng chúng ta sẽ có thể quay trở lại cuộc sống bình thường. Việt Nam đã thành công trong việc ứng phó với đại dịch COVID-19 kể từ năm 2020".

09:54, 10-07-2021

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo các Bộ, ngành tại buổi lễ phát động triển khai Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 toàn quốc diễn ra vào sáng 10/7/2021 tại Hà Nội.

Trước khi vào buổi lễ phát động triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 toàn quốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng các đại biểu đã dự lễ tiếp nhận hơn 2 triệu liều vắc xin phòng COVID-19 Moderna của Chính phủ Hoa Kỳ hỗ trợ thông qua cơ chế COVAX.

Lô vắc xin hôm nay nằm trong số 80 triệu liều vắc xin mà Tổng thống Hoa Kỳ cam kết cung ứng từ nguồn vắc xin trong nước hồi tháng 5, trong đó xấp xỉ 41 triệu liều được phân phối thông qua Cơ chế COVAX, nhằm đáp ứng nhu cầu tiêm chủng trên toàn cầu.

Ngoài lô vắc xin hôm nay, Việt Nam trước đó đã tiếp nhận 2.493.200 liều vắc xin AstraZeneca thông qua Cơ chế COVAX. Chương trình COVAX do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Liên minh Đổi mới Sáng tạo Sẵn sàng cho Dịch bệnh (CEPI) và Liên minh Toàn cầu về Vắc xin và Tiêm chủng (GAVI) đồng khởi xướng với UNICEF là đối tác triển khai chính.

Việt Nam đã tiêm gần 4 triệu liều vắc xin phòng COVID-19

Kể từ khi lô vắc xin đầu tiên đến Việt Nam hồi đầu tháng 4 thông qua Chương trình COVAX, đến nay cả nước đã tiêm gần 4 triệu liều vắc xin phòng COVID-19. Nguồn vắc xin bổ sung sẽ giúp Bộ Y tế mở rộng độ bao phủ tiêm chủng và tiếp cận nhiều người hơn trong các nhóm đối tượng ưu tiên, từ đó góp phần giúp Việt Nam đạt được mục tiêu tiêm phòng cho hơn 70% dân số đến cuối quý I năm 2022.

Vắc xin phòng COVID-19 tiếp tục đến Việt Nam thông qua Chương trình COVAX là một tín hiệu đáng khích lệ, song việc tiêm phòng cho tất cả các nhóm ưu tiên sẽ cần nhiều thời gian. Bởi vậy, để giảm lây lan dịch bệnh, người dẫn cần tiếp tục thực hiện 5K: Khẩu trang, Khử khuẩn, Khoảng cách, Không tụ tập và Khai báo y tế.

Xem thêm

Nhóm Phóng viên