Top 5 thực phẩm mẹ bầu nên tránh để "mẹ tròn con vuông"

Ẩm thực - Ngày đăng : 10:42, 29/06/2021

Một chế độ dinh dưỡng cân bằng, khoa học trong thời gian mang thai sẽ đóng vai trò quan trọng, quyết định cho sức khỏe của bà mẹ và thai nhi.

Một chế độ dinh dưỡng cân bằng, khoa học trong thời gian mang thai sẽ đóng vai trò quan trọng, quyết định cho sức khỏe của bà mẹ và thai nhi. Đặc biệt trong thai kỳ có một số loại thực phẩm mẹ bầu cần kiêng ăn để đảm bảo an toàn cho cả hai mẹ con.

Cá chứa nhiều thủy ngân

Thủy ngân là một nguyên tố có độc tính cao. Nhiễm độc thủy ngân ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, gây độc cho hệ hô hấp.

Thai nhi là đối tượng đầu tiên dễ bị ảnh hưởng nhất. Nhiễm độc thủy ngân cấp tính gây ảnh hưởng xấu đến não bộ và hệ thần kinh đang phát triển của em bé. Ảnh hưởng sức khỏe chủ yếu của methylmercury đối với thai nhi là làm suy giảm sự phát triển thần kinh.

Cụ thể, khả năng tư duy, nhận thức, trí nhớ, sự chú ý, khả năng ngôn ngữ, các kỹ năng liên quan đến không gian và thị giác của trẻ đều có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Thủy ngân thường được tìm thấy ở các vùng biển ô nhiễm, cá biển lớn có thể tích tụ lượng thủy ngân cao. Phơi nhiễm thủy ngân chủ yếu xảy ra thông qua việc ăn phải cá và sinh vật giáp xác bị nhiễm methylmercury. Vì vậy, tốt nhất bạn nên tránh những loại cá có hàm lượng thủy ngân cao khi đang mang thai và cho con bú.

Top 5 thực phẩm mẹ bầu nên tránh để

Các loại cá và hải sản thường có hàm lượng thủy ngân cao bao gồm:

  • Cá nhám
  • Cá kiếm
  • Cá ngừ đại dương (đặc biệt là cá ngừ mắt to)
  • Cá thu vua
  • Cá ngừ đóng hộp
  • Cá tuyết
  • Tôm hùm Mỹ
  • Cá trắng
  • Cá trích
  • Cá hồi
  • Cua
  • Cá thu Đại Tây Dương
  • Tôm càng xanh
  • Cá da trơn
  • Mực
  • Cá hồi
  • Cá cơm
  • Cá mòi
  • Hàu
  • Sò điệp
  • Tôm

Thực phẩm để lâu

Phụ nữ mang thai ăn các loại thực phẩm để lâu hoặc có độc tố, không chỉ bị nhiễm độc cấp tính hoặc mãn tính, thậm chí còn hại đến thai nhi.

Trong 2 – 3 tháng đầu mang thai, phôi thai đang phát triển, tế bào phôi đang trong giai đoạn phân hóa, lúc này nếu độc tố xâm hại, khiến nhiễm sắc thể bị phá vỡ hoặc biến dạng, có khi ngừng phát triển và dẫn đến tình trạng thai nhi bị quái thai, dị tật bẩm sinh, còn nguy hiểm hơn sẽ khiến thai bị chết.

Top 5 thực phẩm mẹ bầu nên tránh để

Mặt khác, trong thời kỳ thai nghén, chức năng của các cơ quan trong cơ thể chưa hoàn thiện. Đặc biệt là chức năng của gan, thận đều rất yếu, các chất độc gây nhiễm độc và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Thực phẩm đóng gói và chế biến sẵn

Hàm lượng chất bảo quản, đường và natri cao trong thực phẩm đóng gói và chế biến sẵn như nước trái cây, các món nướng, bánh kẹo… không hề tốt cho mẹ và em bé.

Ngoài ra, một số thực phẩm đóng gói và chế biến sẵn cũng có thể chứa vi khuẩn, nấm mốc… có thể gây ngộ độc thực phẩm.

Mẹ bầu cần xây dựng thói quen tự nấu ăn tại nhà với các sản phẩm tươi sống có nguồn gốc tự nhiên hoặc hữu cơ.

Là một người sắp làm mẹ, bạn chắc chắn sẽ không muốn sử dụng những thực phẩm được bảo quản bằng nitrat và nitrit - các hóa chất dùng bảo quản thực phẩm, không tốt cho thai nhi đang phát triển.

Top 5 thực phẩm mẹ bầu nên tránh để

Đu đủ xanh

Đu đủ xanh có rất nhiều nhựa (latex) có tác dụng gây co bóp tử cung nên có thể dẫn đến sẩy thai. Do đó, mẹ bầu mang thai tháng đầu cần tránh ăn đu đủ xanh còn sống.

Tuy nhiên, đu đủ xanh nấu chín lại có nhiều chất dinh dưỡng nên bạn có thể ăn một lượng nhỏ nếu bác sĩ không khuyến cáo bạn tránh ăn.

Thịt sống hoặc tái

Thịt sống hoặc thịt nấu chưa chín kỹ có thể bị nhiễm vi khuẩn, salmonella, listeria… có nguy cơ gây ra các bệnh nghiêm trọng và ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Tốt nhất, bạn nên tránh ăn thịt tái hoặc chưa nấu chín để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ lẫn bé.

Top 5 thực phẩm mẹ bầu nên tránh để

Nguồn: whattoexpect.com

Liên hệ đến hotline 1900 6115 để được tư vấn hoặc tìm hiểu các gói khám và xét nghiệm của eDoctor tại đây.

Tải ngay ứng dụng eDoctor: https://dl.edoctor.io/taiapp để nhận thông tin sức khỏe mỗi ngày.