'Từ Dụ Thái Hậu' – Tiểu thuyết lịch sử về triều đại Minh Mạng

Xem - nghe - đọc - Ngày đăng : 13:07, 24/06/2021

Việt BáoTừ Dụ thái hậu là bộ tiểu thuyết lịch sử gồm hai tập, dày gần 800 trang của Trần Thùy Mai kể về cuộc đời của vương phi Phạm Thị Hằng cùng với những đấu đá, âm mưu trong cung cấm, dưới thời vua Minh Mạng.

Tác phẩm được xây dựng dựa trên các nhân vật lịch sử trong thời kỳ thời kì phát triển cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam. Đây là giai đoạn liên tục xảy ra nội loạn, chiến tranh và đặc biệt liên tiếp xảy ra các cuộc nổi dậy của nông dân chống lại triều đình.

Từ Dụ Thái Hậu – Tiểu thuyết lịch sử về triều đại Minh Mạng-1

Ảnh minh họa cuốn tiểu thuyết Từ Dụ thái hậu của Trần Thùy Mai (Nguồn: Internet)

Câu chuyện diễn ra trong bối cảnh của những cuộc tranh đoạt quyền lực triền miên chốn cung đình, mà người đứng đầu âm mưu là Nhị phi Trần Thị Đang. Phạm Đăng Hưng và Lê Văn Duyệt là hai vị trọng thần tài giỏi trong cung vua nắm giữ nhiều trọng trách. Từ lâu, hai ông này đã trở thành cái gai trong mắt Nhị phi khi nhân vật này muốn thâu tóm quyền lực vào tay mình. Chính vì vậy Nhị phi đã lập ra rất nhiều mưu đồ để chia rẽ Phạm Đăng Hưng và Lê Văn Duyệt.

Trong một đợt bão lũ, dân tình đói khổ rất nhiều, thủ kho tại nơi ở của Phạm Đăng Hưng ăn chặn thóc của dân bị phát hiện. Đăng Hưng biết chuyện trị tội tên thủ kho, nhưng không may tên này chạy thoát, dân chúng bắt được đánh tên thủ kho thừa sống thiếu chết. Không may cho Phạm Đăng Hưng tên thủ kho này là con cháu thân thích trong hoàng tộc. Chính vì vậy ông bị giải về kinh thành và mang án chém.

Đức vua khi đó là hoàng tử Đảm đã lên ngôi lấy hiệu là Minh Mạng, là người biết rõ Phạm Đăng Hưng là một người cương trực, thẳng thắn, trung nghĩa. Hơn nữa, đây là một con người làm việc gì cũng nhìn trước nhìn sau và rất trung thành đã cho bí mật điều tra sự tình và phát hiện ra Thái hậu là người đứng sau dàn xếp câu chuyện này. Chính vì thế, trong ngày Phạm Đăng Hưng chịu tội chết, nhà vua đã đích thân đến nơi xử án và cho gọi tất cả nhân chứng đến minh oan cho Phạm Đăng Hưng, sau đó ông  thoát tội và được phong làm quan chép sử trong triều.

Con gái của Phạm gia là Phạm Thị Hằng đã đến tuổi cập kê, lọt vào mắt xanh của hoàng tử Miên Hoằng. Hoàng tử đã xin mẹ là tam phi cho được kết duyên cùng với Hằng, nhưng Miên Hoằng đâu có biết từ khi vào cung coi sóc cho công việc học hành của các vị hoàng tử, Phạm Thị Hằng đã có cảm tình với hoàng tử Miên Tông và hai người này rất hợp ý nhau. Miên Tông biết chuyện Miên Hoằng có ý muốn dạm hỏi Phạm Thị Hằng đã xin đức vua cho thi tài cùng với Miên Hoằng để giành lấy Phạm Thị Hằng. Đức vua đồng ý, cho hai hoàng tử cùng bắn cùng để thi tài.

Trong tất cả các lĩnh vực thì bắn cung là việc mà hoàng tử Miên Tông yếu nhất, hoàng tử luôn nghĩ rằng mình sẽ không bao giờ thắng được Miên Hoằng vì Miên Hoằng thường xuyên theo vua cha đi săn bắn nên rất rành về lĩnh vực này. Còn Miên Tông chỉ giỏi thi ca, chữ nghĩa. Chính vì biết được điểm yếu của Miên Tông mà Phạm Thị Hằng đã cầu xin Phạm Đan Quế người đỗ đầu trong kì thi tuyển chọn nhân tài của triều đình, được giao cho chức vụ dạy dỗ các hoàng tử.

Từ Dụ Thái Hậu – Tiểu thuyết lịch sử về triều đại Minh Mạng-2Ảnh minh họa bộ truyện Từ Dụ thái hậu của Trần Thùy Mai (Nguồn: Internet)

Ngày thi đã đến gần, sau những ngày luyện tập vất vả, cùng nhiều mưu mẹo học được từ Phạm Đan Quế, Miên Tông đã có đầy đủ kiến thức và kĩ năng để thi tài với Miên Hoằng. Dù được đánh giá là thấp hơn đối thủ nhưng Miên Tông đã rất cố gắng tập trung sức lực của mình để bắn trúng hồng tâm của tâm bia mũi tên. Kết quả Miên Tông giành thắng lợi và cưới được Phạm Thị Hằng.

Nhị phi Trần Thị Đang là một người đàn bà thông minh, quyền lực luôn nung nấu tham vọng nắm quyền bính ở trong tay. Vì thế, khi biết tin Phạm Thị Hằng là vợ hoàng tử Miên Tông bà đã không vui. Vì vốn dĩ bà không hề ưa gì Phạm Đăng Hưng và luôn tìm mọi cách để hại ông. Người đàn bà quyền lực này cũng là người đã ban hành những luật lệ rất lạ trong hoàng cung đó là ra lệnh ban hành trong triều đình không nên có tể tướng, sau đó cùng nhà vua ban hành Đế hệ thi và Phiên hệ thi. Đây là một trong những chính sách rất lạ của thái hậu nhằm kìm hãm sự bành trướng của thế lực Lê Văn Duyệt.

Đọc câu chuyện về Từ Dụ thái hậu, tức là về cuộc đời của Phạm Thị Hằng, người đọc thấy sợ hơn là thích bởi những âm mưu đen tối do các thế lực đấu đấu đá của các thế lực phong kiến đương thời. Hơn thế, người đọc cảm thấy cung vua như ngục thất như tù đày mà người xấu số thì bị đầy vào lãnh cung mãi mãi không còn ánh sáng.

Câu chuyện còn hấp dẫn bởi cách dẫn chuyện li kì, cuốn hút, với nhiều khúc ngoặt bất ngờ khiến người đọc phải dốc sức đoán ra tình tiết tiếp theo sẽ diễn ra. Có nhiều đoạn hay khiến người đọc phải nín thở. Đó là khi Phạm Đăng Hưng bị đưa ra xét xử cầm chắc cái chết, hay đoạn hoàng tử Miên Tông bắn mũi tên cuối cùng để quyết định Phạm Thị Hằng sẽ thuộc về ai. Tất cả đều được tạo tác tài hoa dưới khả năng kể chuyện lôi cuốn hấp dẫn của Trần Thùy Mai khiến độc giả nhớ mãi.

BẠCH DIỆP