Sinh vật lì lợm nhất quả đất: Bị ăn thịt vẫn ngoe nguẩy chui ra bằng cách khó tin!

Thiên nhiên - Môi trường - Ngày đăng : 11:51, 06/08/2020

Sinh vật này có khả năng 'phiêu lưu' trong hệ tiêu hóa của ếch mà vẫn sống sót.

Không nhiều người biết đến loài bọ cánh cứng Regimbartia attothyata. Chúng phát triển ở vùng nhiệt đới ẩm và là một loài gây hại trong ao hồ nuôi cá.

Nhưng giờ đây, R. attothyata trở nên nổi tiếng nhờ khả năng thoát khỏi bụng ếch sau khi bị ăn thịt – mà vẫn CÒN SỐNG.

"Trong nghiên cứu này, tôi phát hiện bọ cánh cứng thủy sinh R. attothyata thoát khỏi lỗ huyệt của năm loài ếch thông qua đường tiêu hóa", nhà sinh thái học Shinji Sugiura của Đại học Kobe, Nhật Bản, viết trong một bài báo khoa học mới.

"Bọ cánh cứng trưởng thành thường bị ếch ăn thịt một cách dễ dàng. Tuy nhiên, 90% số bọ cánh cứng này sau đó được bài tiết ra ngoài trong vòng 6h sau khi ăn, và thật ngạc nhiên, sinh vật này vẫn còn sống", Sugiura nói.

Sinh vật lì lợm nhất quả đất: Bị ăn thịt vẫn ngoe nguẩy chui ra bằng cách khó tin! - Ảnh 1.

Trong thí nghiệm, ếch ao đốm đen được cho ăn bọ R. attothyata

Trong thí nghiệm kỳ lạ của mình, Sugiura cho ếch ao đốm đen ăn thịt bọ R. attothyata và ghi lại cảnh bọ cánh cứng chui ra từ lỗ huyệt ếch.

Trong thử nghiệm đầu tiên, Sugiura bôi sáp lên chân bọ cánh cứng để sinh vật này không thể di chuyển được. Kết quả là chúng mất từ 38 đến 150h để được tiêu hóa và cuối cùng được bài tiết những không sống sót.

Nhưng với thử nghiệm thứ hai, khi bọ cánh cứng không bị bôi sáp lên chân, phần lớn chúng chui ra ngoài chỉ sau vài giờ, một con đặc biệt nhanh chỉ sau 7 phút. Sau thử thách, sinh vật này vẫn khỏe mạnh, sống trong nhiều tuần sau đó, dường như không bị ảnh hưởng bởi "chuyến phiêu lưu" trong hệ tiêu hóa.

Thí nghiệm bọ cánh cứng chui ra khỏi lỗ luyệt của ếch sau khi bị ăn thịt

Trong hầu hết các trường hợp con mồi ra khỏi cơ thể kẻ ăn thịt mà vẫn còn sống, con mồi đều nằm ở thế bị động. Thông thường, chúng có khả năng thích nghi cụ thể cho hành trình này, cho phép sinh tồn trong độ pH cực cao và không có oxy trong một thời gian.

Nhưng loài bọ nước này dường như không thể sống sót nếu ngồi yên và chờ đợi cơ chế tiêu hóa của ếch. Thay vào đó, "con mồi chủ động" này có sức mạnh chui qua thực quản, dạ dày và ruột của ếch cho đến khi chạm tới lỗ huyệt.

Khi con bọ đến lỗ huyệt đóng kín, nó dường như có mánh khóe để chui ra, ông Sugiura nghĩ.

"R. attothyata chỉ có thể thoát ra nếu làm cho ếch mở lỗ huyệt", Sugiura viết trong bài báo. "R. attothyata kích thích phần ruột, thúc giục ếch đi đại tiện".

Nhưng không phải tất cả bọ cánh cứng nước đều có hành động trốn thoát giống R. attothyata. Sugiura cũng thử nghiệm với những con bọ cánh cứng khác và các loại ếch khác.

Bốn loài ếch khác không phải là vấn đề đối với R. attothyata, khi phần lớn chúng đều thoát ra không hề hấn gì giống như với ếch ao đốm đen.

Nhưng một con bọ cánh cứng khác cùng họ với R. attothyata – bọ Enochrus japonicus – chui vào bụng ếch, chúng không sống sót. Tất cả được bài tiết sau hơn 48h nhưng đã chết.