Khai quật giun tiền sử dài 2 mét sống cách đây hơn 20 triệu năm

Thiên nhiên - Môi trường - Ngày đăng : 08:56, 25/01/2021

Được đặt tên là "Pennichnus formosae", sinh vật bò sát đáng sợ đủ khả năng để lôi cả những động vật biển lớn vào hang của nó và ăn tươi nuốt sống.
Khai quật giun tiền sử dài 2 mét sống cách đây hơn 20 triệu năm - 1
Những con giun cổ đại thường đào hang bằng kích thước cơ thể mình

Một loài giun khổng lồ thời tiền sử với khả năng săn mồi đáng kinh ngạc đã được khai quật ở Đông Nam Á. Con quái vật đáng sợ sống cách đây hơn 20 triệu năm, dài khoảng 2 mét. Nó sở hữu bộ hàm giống như loài rắn nhưng sắc nhọn như dao găm, có thể dễ dàng xé xác con mồi.

Được đặt tên là "Pennichnus formosae", giun tiền sử thường sống trong những cái hang khổng lồ hình chữ L. Nó đủ mạnh để phục kích các loài động vật biển lớn, thậm chí lôi cả những con cá đuối gai độc lớn vào hang của nó.

Khai quật giun tiền sử dài 2 mét sống cách đây hơn 20 triệu năm - 2
Hóa thạch giun cổ đại được phát hiện tại công viên địa chất Yehliu ở Đài Loan

Lao lên phía trên với tốc độ cực nhanh, giun tiền sử có thể chộp lấy những con mồi bằng bộ hàm chắc khỏe của mình. Quái vật biển đáng sợ được cho là tổ tiên của loài giun Bobbit - một trong những loài săn mồi với vẻ ngoài đáng sợ nhất hiện nay.

Giun Bobbit có thể dài tới 3 mét và thậm chí còn tấn công con người.

Khai quật giun tiền sử dài 2 mét sống cách đây hơn 20 triệu năm - 3
Phát hiện đã giúp giải đáp thắc mắc về loài giun Bobbit đáng sợ ngày nay

Loài giun "Pennichnus formosae" sống ở vùng biển ngoài khơi lục địa Á-Âu trong kỷ Miocen cách đây 23 triệu đến 5,3 triệu năm.

Giáo sư Ludvig Lowemark thuộc Đại học Quốc gia Đài Loan, cho biết:

"Loài giun này sống trong môi trường biển nông ngoài khơi bờ biển phía đông của lục địa châu Á từ rất lâu trước khi Đài Loan hình thành".