Phát hiện lỗ đen siêu khổng lồ có trọng lượng bằng... 34 tỷ Mặt trời

Thiên nhiên - Môi trường - Ngày đăng : 09:59, 04/07/2020

Các nhà nghiên cứu hiện đang nghiên cứu hố đen cực lớn và nó vẫn đang tiếp tục phát triển, nuốt chửng mọi thứ. Phát hiện này có thể giúp mở khóa một số bí ẩn quan trọng của vũ trụ sơ khai.
Phát hiện lỗ đen siêu khổng lồ có trọng lượng bằng… 34 tỷ Mặt trời - 1

Lỗ đen được đặt tên là J2157-3602, phát hiện vào năm 2018 và có trọng lượng ban đầu được ước tính bằng 20 tỷ khối lượng Mặt trời. Kể từ đó, các nhà nghiên cứu đã tiếp tục theo dõi và thực hiện các phép đo mới bằng cách sử dụng mảng Kính thiên văn rất lớn ở Chile.

J2157 lớn hơn khoảng 8.000 lần so với lỗ đen ở trung tâm dải Ngân hà, nhà thiên văn học Christopher Onken của Đại học Quốc gia Úc nói cho biết.

Mặc dù J2157 rất lớn ngoài sức tưởng tượng, nhưng nó không phải là lỗ đen lớn nhất mà chúng ta từng thấy. Danh hiệu đó thuộc về một lỗ đen cực kỳ mạnh mẽ cung cấp năng lượng cho chuẩn tinh được gọi là TON 618, cách Trái đất khoảng 10,4 tỷ năm ánh sáng, nặng bằng 66 tỷ khối lượng Mặt trời.

Giống như TON 618, J2157 cũng cách xa Trái đất cách đáng kinh ngạc. J2157 cách xa hàng tỷ năm ánh sáng. Tuy nhiên, phép đo không chính xác như TON 618. J2157 vẫn có thể giúp nghiên cứu vũ trụ từ rất sớm, khi nó còn nhỏ hơn 1 tỷ năm tuổi.

Thiên hà này có phải là một trong những manh mối của vũ trụ sơ khai hay lỗ đen chỉ nuốt chửng một lượng lớn xung quanh nó? Onken đặt dấu hỏi. Tùy thuộc vào câu trả lời cho câu hỏi đó, các mô hình vũ trụ giải thích cách vũ trụ phát triển theo thời gian có thể bị thay đổi.

Hiện tại, các nhà thiên văn học vẫn đang cố gắng tìm hiểu làm thế nào các lỗ đen có thể phát triển to lớn như J2157 từ rất sớm trong sự tồn tại của vũ trụ.